Chào Mừng
Hân Hoan Chào Mừng Quí Khách.
Lê Du Miên
Chủ Nhật, 22 tháng 8, 2010
Thứ Sáu, 20 tháng 8, 2010
Thứ Năm, 22 tháng 7, 2010
người săn mặt trời
người săn mặt trời
hắn đeo cặp kiếng râm
của lão thày bói toán ở cạnh nhà
vừa bói quẻ tử cho chính mình chiều qua
hắn đứng trước tấm gương mỉm cười đắc ý
“ nếu như mình khoác chiếc áo chùng thâm
đội thêm chiếc khăn xếp, nhất định giống như một chiêm tinh gia”
bói quẻ “đù”
hắn bước ra khỏi nhà mỗi buổi sáng
vai đeo cung tên
miệt mài chạy dọc theo freeway, về hướng đông
mong tiếp cận mặt trời trước buổi chiều
buổi trưa hắn bước qua mặt trời mà không biết
chiều tàn hắn chợt nhận ra mặt trời xa lắc sau lưng
hắn quay lại thở dài
hắn đi săn mặt trời đã bao năm
chưa một lần được bắn…
sáng nay hắn lại ra đi
con mặt trời hiện ra đỏ ửng sau lùm cây
hắn rón rén leo lên một cái gò, ráp cung tên rồi nhắm …
mũi tên rời cung nghe tiếng phựt
một tia sáng loé lên, một tiếng nổ đùng thật lớn
làm rơi cặp kiếng thày bói
hất hắn té lăn…
trời ngập ngụa trong bóng tối
hắn tắt thở bằng nụ cười
thế giới bỗng bình yên…
lê du miên
hắn đeo cặp kiếng râm
của lão thày bói toán ở cạnh nhà
vừa bói quẻ tử cho chính mình chiều qua
hắn đứng trước tấm gương mỉm cười đắc ý
“ nếu như mình khoác chiếc áo chùng thâm
đội thêm chiếc khăn xếp, nhất định giống như một chiêm tinh gia”
bói quẻ “đù”
hắn bước ra khỏi nhà mỗi buổi sáng
vai đeo cung tên
miệt mài chạy dọc theo freeway, về hướng đông
mong tiếp cận mặt trời trước buổi chiều
buổi trưa hắn bước qua mặt trời mà không biết
chiều tàn hắn chợt nhận ra mặt trời xa lắc sau lưng
hắn quay lại thở dài
hắn đi săn mặt trời đã bao năm
chưa một lần được bắn…
sáng nay hắn lại ra đi
con mặt trời hiện ra đỏ ửng sau lùm cây
hắn rón rén leo lên một cái gò, ráp cung tên rồi nhắm …
mũi tên rời cung nghe tiếng phựt
một tia sáng loé lên, một tiếng nổ đùng thật lớn
làm rơi cặp kiếng thày bói
hất hắn té lăn…
trời ngập ngụa trong bóng tối
hắn tắt thở bằng nụ cười
thế giới bỗng bình yên…
lê du miên
Thứ Ba, 20 tháng 4, 2010
dấu yêu đầu
sớm thức dậy thấy thơ vàng giăng lối
người văn khoa chợt bước nhẹ gót hài
anh ngủ mê trong cơn say bối rối
nghe em lời tâm sự buổi ban mai
lục thập, ngỡ đã gìa nhưng không phải
tuổi thơ còn xanh mướt với khung trời
em vẽ lại những tiếng cười khoan khoái
dậy lòng ta mười sáu, tuổi xuân tươi
tuổi theo em đến trường con phố nhỏ
một chiều nào có mưa bụi bay bay
em thờ ơ chẳng nghe lời anh ngỏ
để anh về hôm đó mắt cay cay
vào lớp học anh ngồi buồn một xó
thày giảng bài, kệ, anh chỉ ngó em
em chăm chú, rồi em ghi, em chép
đâu hay rằng anh thấy giận em thêm…
tuổi theo em, hè về, chùm hoa phượng
sợ chia ly nên… lưu bút ngày xanh
anh viết “NHỚ…” ở trang đầu to tướng
chữ “YÊU” thì anh sợ …lại dấu quanh
và cứ thế anh theo em mỗi sáng
một lời thôi sao khó nói vô cùng
bây giờ thì …bóng chiều về chập choạng
nói hay không …sao vẫn cứ ngập ngừng
buổi sáng mai bên vườn hoa nhà đó
em chợt thương …sương đọng hạt mong manh
anh vẫn thế là mặt trời cháy đỏ
dấu yêu đầu như hạt nắng long lanh
lê du miên
sớm thức dậy thấy thơ vàng giăng lối
người văn khoa chợt bước nhẹ gót hài
anh ngủ mê trong cơn say bối rối
nghe em lời tâm sự buổi ban mai
lục thập, ngỡ đã gìa nhưng không phải
tuổi thơ còn xanh mướt với khung trời
em vẽ lại những tiếng cười khoan khoái
dậy lòng ta mười sáu, tuổi xuân tươi
tuổi theo em đến trường con phố nhỏ
một chiều nào có mưa bụi bay bay
em thờ ơ chẳng nghe lời anh ngỏ
để anh về hôm đó mắt cay cay
vào lớp học anh ngồi buồn một xó
thày giảng bài, kệ, anh chỉ ngó em
em chăm chú, rồi em ghi, em chép
đâu hay rằng anh thấy giận em thêm…
tuổi theo em, hè về, chùm hoa phượng
sợ chia ly nên… lưu bút ngày xanh
anh viết “NHỚ…” ở trang đầu to tướng
chữ “YÊU” thì anh sợ …lại dấu quanh
và cứ thế anh theo em mỗi sáng
một lời thôi sao khó nói vô cùng
bây giờ thì …bóng chiều về chập choạng
nói hay không …sao vẫn cứ ngập ngừng
buổi sáng mai bên vườn hoa nhà đó
em chợt thương …sương đọng hạt mong manh
anh vẫn thế là mặt trời cháy đỏ
dấu yêu đầu như hạt nắng long lanh
lê du miên
Chủ Nhật, 11 tháng 4, 2010
"Huy mắt nhung" trên căn cứ hoả lực 6
(viết tặng Lê Huy TĐ222/PB)
Chiến trường Tây nguyên là một trong những chiến trường sôi động nhất nước và khốc liệt nhất nước với những trận đánh đẫm máu đã đi vào trang sử hào hùng cuả Quân lực VNCH như những trận đánh Pleime, Đức cơ, Dakto, Tân cảnh…và căn cứ 5, căn cứ 6.
Người ta đồn rằng tướng Ngô Du, Tư lệnh Quân đoàn 2, và tướng Hoàng Minh Thảo tư lệnh Mặt tân B3 đã hẹn nhau mỗi năm một lần so găng quyết liệt, chả biết chuyện truyền khẩu nhân gian này đúng sai ra sao, nhưng ngẫm nghĩ …thấy cũng có lý, và cuộc tỉ thí võ công của năm 71 là vào khoảng trung tuần tháng 3 kéo dài tới cuối tháng 4. Đó là trận chiến căn cứ 6 hay còn gọi là đồi 1001. Cứ nhắc đến cái địa danh “tên vẫn chưa quen người dân thị thành” này tôi lại nhớ đến “Huy mắt nhung”. Anh chàng Trung uý Pháo binh đẹp trai, hào bông , phong gío…rất nghệ sĩ. Hai chúng tôi cùng chung đơn vị TĐ/ 222 PB “.Huy mắt nhung” đờn rất hay…Huy có thể xử dụng được nhiều thứ đờn …kể cả …”đờn tì…bà”, nhưng ngón đờn sở trường của Huy là …guitar classic. Ngồi nghe Huy độc tấu bài “Bao giờ biết tương tư” phải nói là người nghe cứ đê mê đến nỗi rụng rời cả chân tay. Huy có đôi mắt tròn to . Với vóc dáng trông thư sinh nhưng Huy rất gan dạ, chiến đấu kiên cường qua nhiều trận đánh từ các tỉnh duyên hải miền trung như Bồng Sơn, Tam Quan, Phù Mỹ cho tới vùng tam biên núi rừng trùng điệp : Pleiku, Kontum, Đức cơ, Tân cảnh…Những địa danh ngút ngàn lửa đạn ấy đã từng ghi dấu chân Huy. Hôm nay những ngày của tháng tư đen lại vòng quanh trở về với những người lính năm xưa , người ta nói và viết nhiều về những kỷ niệm của trận đánh cuối cùng…Còn tôi, tôi muốn nhắc với “Huy mắt nhung” về một trận đánh ở thời điểm tháng tư năm 71. Đó là trận đánh trên căn cứ hoả lực số 6 .
Căn cứ hoả lực 6 nằm về phía Tây Bắc Kontum với cao độ 1001 mét. Cộng quân đã xử dụng hai trung đoàn chủ lực, một trung đoàn Pháo, một trung đoàn đặc công bao vây và muốn dứt điểm căn cứ này, vì đó là cái gai trong mắt chúng, chặn ngay chính giữa con ngươi của chúng đang nhắm về Dakto Tân Cảnh và thị xã Kontum. Nhất là những con gà cồ của Pháo binh ta trên ngọn đồi này đã làm tê liệt những vị trí pháo của chúng trên những sườn đồi chiến lược . Bên ta trú đóng tại cao điểm này là một Pháo đội 105 ly và một tiểu đoàn trừ của trung đoàn 42 BB. thuộc đặc khu Tân Cảnh.
Ngày N…, Hàng ngàn quả pháo đủ loại từ hoả tiễn 122ly, cối 82ly , cối 120 ly và cả đại bác 130 ly với tầm bắn xa trên 20 km, đã được bọn VC rót vào căn cứ. Sau đợt pháo kich dữ dội chúng xua trung đoàn đặc công ào ạt tấn công vào căn cứ. những chiến sĩ phòng thủ căn cứ chống trả mãnh liệt. Những pháo thủ sư đoàn 22 đã phải dùng đến tác xạ chống biển người, nòng súng đại bác hạ thấp xuống bắn trực xạ bằng loại đạn đặc biệt, điều chỉnh thời nổ cho nổ ngay trên hàng rào phòng thủ. Bọn đặc công như những con thiêu thân, không biết sợ lửa, cứ lao lên hết đám này tới đám khác. Chúng đã bị hoả lực pháo chống biển người hạ từng loạt. Nhìn từ lỗ châu mai hầm tác xạ, dưới ánh đèn của những trái hoả châu, người ta thấy nhiều xác chết nằm vắt trên hàng rào, thân trơ trụi một chiếc quần xà lỏn, giữa trời đêm cao nguyên, sương mù và se lạnh. Những cuộc đời sanh Bắc tử Nam hẩm hiu giữa cảnh núi rừng bạt ngàn muỗi vắt.
Mặc dù bị thiệt hại rất nhiều về quân số nhưng bọn VC vẫn dốc toàn lực đẩy thêm trung đoàn chủ lực số 66 vào trận địa, quyết tâm san bằng căn cứ , cắt cổ những con gà cồ gáy ra lửa của PB SĐ22 trên mặt trận tam biên. Với lực lượng một chọi mười toán Kinh Kha cố thủ đồi 1001 dần dần yếu thế với ba, bốn ngày ăn đạn pháo kích và nhiều đợt tấn công biển người kinh hồn của những tên bộ đội đã được chích thuốc kích thích cảm tử từ trước. Những tên bộ đội tù binh nói rằng :
“đằng lào cũng chết…, nui… thì bị nhóm chỉ huy xử bắn… thà tiến nên, lếu chết gia đình còn được hưởng chế đô gia đình niệt sĩ”.
Và chúng cứ tiến lên như những tấm bia thịt …Căn cứ 6 phải cầu cứu xin tiếp viện…
Bộ tư lệnh tiền phương SĐ 22 phải điều động thêm Trung Đoàn 41 đang trú đóng tại Trà Quang, Phù Mỹ Bình Định , di chuyển cấp tốc vào trận. Đoàn xe cargo GMC nối đuôi nhau chở những chàng trai ưu tú của đơn vị “Hắc tam sơn, Bạch nhị hà” lên đường với những cánh tay vẫy đưa của thân nhân. Những tiếng reo hò, những tiếng hát hùng tráng vang lên suốt con đường 19 rồi vang mãi trên con đường 14 cho tới bên cầu Dakbla, chiếc cầu vài nhịp nối hai bờ của dòng sông thơ mộng nơi núi rừng Tây nguyên. Trong những tiếng reo hò đó trên một chiếc Jeep, tiếng đàn của” Huy mắt nhun”g được đệm theo với nhịp hành quân rạo rực hào hùng . Huy được tiểu đoàn Pháo 222 cử đi DLO cho tiểu đoàn 1. Tiểu đoàn cự phách nhất của Trung đoàn 41 dưới quyền chi huy của Thiếu Tá Võ Ân TĐT. Vị TĐT nổi tiếng sát cộng của SĐ với nhiều chiến công hiển hách.
Ngày N+1…”Quảng đen” theo hai đại đội của Chiến Đoàn 2/41 được trực thăng vận nhảy xuống ngọn đồi 1001 tăng cường cho lực lượng ít ỏi đang bị bao vây và bị tấn công dữ dội. Sau những loạt đạn pháo của ta bắn dọn chung quanh cứ điểm và những con chuồn chuồn võ trang cobra khạc những lằn đạn và phóng từng trái rocket rất chính xác quanh sườn đồi. Từng chiếc trực thăng được diều khiển bởi những phi công hào hoa của Phi đoàn 229 Lac Long, bay là là ngọn cây, luồn lách để tránh phòng không địch, đáp xuống thả quân vội vàng, rồi cũng cất cánh bay lên vội vàng. Mặt khác” Huy mắt nhung” cùng với Phượng Hoàng Võ Ân triển khai mũi xung kích từ chân đồi phía Nam quyết tâm chọc thủng vòng vây của địch để mong bắt tay với quân bạn trên đỉnh đồi . Nhưng sau đó VC đã phát hiện ta dùng trực thăng vận nên chúng đã tập trung hoả lực pháo, pháo dồn dập vào căn cứ, một chiếc UH-1 đã trúng đạn, nằm chổng kềnh dưới chân cột cờ và những chiếc trực thăng sau đó đã không thể tiếp tục. Chiến đoàn 2/41 đổ quân chưa xong đã gặp những trận pháo kích như mưa, rồi VC hô xung phong, chúng ào lên. “Quảng đen” gọi "Huy măt nhung" phối hợp yểm trợ.Cánh quân của Huy cũng chạm địch và cũng đang bị ăn pháo.” Huy mắt nhung” kéo thằng em mang máy truyền tin PRC 25 lăn ngay xuống một hốc đá. Bình tĩnh Huy mở bản đồ ra xác định vị trí và bắt đầu gọi về trung tâm hành quân Chiến Đoàn xin yểm trợ:
- Hướng Dương, “Loan mắt nhung” gọi.
“Loan mắt nhung” là đặc danh truyền tin của Huy, vì “Loan” là tên người nữ giáo sinh sư phạm Qui Nhơn thường xuyên xuất hiện trong những giấc mơ của Huy. Và nghe mang máng chút hào sảng như nhân vật anh chị của nhà văn Nguyễn Thuỵ Long, tác phẩm mà hồi còn đi học anh rất thích.
- “Loan mắt nhung”, Đây Hướng Dương.
- Cho những con gà chiến gáy vào toạ độ X…Y… Gáy tối đa. Những con thiêu thân đang lao lên, chúng không còn muốn sống.
- OK, nhận rõ.
Chỉ vài phút sau hàng trăm quả pháo đã nổ dòn…ầm…ầm … chung quanh căn cứ. Những mảng đất tung lên, những thân cây gẫy gục. Những cụm khói bốc lên. Những tiếng nổ của pháo ta đã làm tinh thần các chiến sĩ CĐ 2/41 phấn chấn. Những tràng súng đại liên M60, tiếng súng M16 nổ dòn ngoài phòng tuyến. Bọn sanh Bắc tử Nam đã im tiếng. Chúng bị đẩy dạt trở lại. Chúng tạm rút lui vào nơi trú ẩn sau một đợt thất bại.
Phượng Hoàng Ân sau một ngày đêm đã bắt tay được với “đứa con” ở ngọn đồi nhưng vòng vây của địch cũng lần nữa khép lại. Một anh lính BB chạy nhanh tới nơi Huy đang trú “Phượng Hoàng nói Thiếu uý lại gặp Phượng Hoàng”. Huy quơ chiếc nón sắt đội lên đầu nhảy ra khỏi hầm trú ẩn, chạy bay lại hầm chỉ huy, một viên đạn AK bay tới , Huy nghe “chíí….u…”, chiếc nón sắt trên đầu Huy xoay vòng , đẩy Huy té xuống đất. Nhanh như cắt Huy lăn mấy vòng , trườn người lọt xuống hầm chỉ huy.
- Có sao không ? Tiếng Phượng Hoàng Võ Ân hỏi dồn dập.
- Không sao Phượng Hoàng . Chúng gãi ngứa dùm thôi.
- Giỏi lắm. Toa giỏi lắm. Những loạt đạn Pháo toa bắn vừa rồi thiệt tuyệt. Tuyệt cú mèo. Rồi Phượng Hoàng Ân cười ha hả. Nụ cười cứ méo méo như thường ngày trên khuôn mặt xương xương khắc khổ. Vị sĩ quan ban 3 TĐ ôm chầm lấy Huy vui sướng.
- Cám ơn Phượng Hoàng …
Bây giờ Huy mới coi lại cái nón sắt. Miếng vải bọc cái nón sắt bị rách tung, viên đạn cày một đường dài trên thành nón. Huy nhủ thầm “hú vía, cám ơn Ông bà phù trợ”. Thật ra khi kêu bắn loạt đạn đầu tiên yểm trợ là vì trong lúc khẩn cấp chứ đúng ra , người DLO không được tự ý muốn bắn sao thì bắn mà phải tuỳ theo yêu cầu của vị chỉ huy chiến trường , nhưng lúc đó Huy không có ở gần Phượng Hoàng nên anh đã làm liều. Cái liều rất đúng lúc, đã kịp ngăn chận một đợt tiền pháo hậu xung của địch khi đơn vị vừa nhảy vào vùng. Lợi dụng lúc tạm yên Phượng Hoàng cho dọn dẹp, củng cố lại những hầm hố chiến đấu. Huy cùng với hai thằng em cũng sửa sang lại” túp lều lý tưởng” của ba thày trò.
- Ông thày, ăn một chút lấy sức đi ông thày. Thằng em đưa cho Huy một ca mì gói quân tiếp vụ
Thấy ca mì bốc khói thơm phức, Huy mới chợt nhớ ra từ sáng tới giờ chưa có gì vào bụng. Huy cầm ca mì ăn từng miếng để thưởng thức cái ngọt ngào của món cao lương chiến trường. Ăn xong gói mì Huy thấy tỉnh cả người. Lệnh Phượng Hoàng “tất cả chuẩn bị ...chào đón khách lạ. Đêm nay đàn vịt muốn tràn ngập cánh đồng.. Đừng để một con nào chạy thoát. Bắt chúng làm tiết canh …”.
Đúng như dự báo của Phượng Hoàng, trời mới vừa chập choạng tối là những đợt pháo của VC từ khắp nơi lại rớt xuống căn cứ, những tiếng hú của tầm đạn xé màn đêm nghe rợn người. Phải công nhận tiếng hú của đạn VC xử dụng nghe trấn áp tinh thần hơn của phe ta. Tiếng nổ của AK47 cũng vậy, nghe chát chúa lắm. Sau khoảng nửa tiếng pháo kích. Mạn sườn phía Tây những tràng AK nổ dòn, những tiếng “bụp…ầm…” của B40, những tiếng lựu đạn chày nổ chấn động một góc rừng hoà lẫn tiếng hô” hàng sống chống chết”, những” con vị”t tràn lên, chúng đạp cả lên nhau.” Huy mắt nhung” và “Quảng đen” gọi pháo cho bắn ngay những điểm tập trung cận phòng đã chuẩn bị yếu tố từ trước. Bây giờ là những tiếng nổ long trời lở đất từ các căn cứ pháo của ta dồn dập gởi tới trên đầu” đàn vịt”, “đàn vịt” chạy tán loạn. Phòng tuyến phía Tây do Trung uý Thành đại đội trưởng chỉ huy cho một trung đội nhảy ra khỏi phòng tuyến hô xung phong vang một góc trời đuổi theo bọn” vịt què”, bắt được 4 tên hàng binh. Phòng tuyến phía Đông lại chợt vang dội tiếng súng , bọn” vịt” lại tràn lên từ sườn bên kia. Huy ôm PRC25 nhảy ra khỏi hầm chiến đấu, đứng núp mình dưới một thân cây, quan sát và điều chỉnh, kéo những tràng pháo nổ gần lại và chính xác trên “đám vịt” đang lúp xúp bò lên từ mạn sườn phía đông. Những trái nổ lẫn lộn của địch của ta làm tung đất cát phủ đầy trên mình Huy. Huy xin bắn trái sáng. Những trái sáng soi rõ những thây người nằm ngổn ngang. Phía Tây địch lại bắt đầu một đợt xung phong mới .
Phượng Hoàng xin máy bay lên vùng. Chiếc C130 thả trái sáng và bắn yểm trợ ngoài xa. Tiếng trực thăng võ trang phành phạch trong đêm. Huy bắn một qủa khói chỉ điểm theo yêu cầu của TTHQ , hai chiếc A 37 thay nhau lao xuống, nhả những quả bom nặng nề, đám lửa bùng lên và khói bốc cao giữa đêm khuya.
- Cẩn thận…Ông thày. ..Tiếng một thằng em hét lên.
Huy quay lại vừa chợt nhìn thấy thằng em bắn hạ một “con vịt” phía sau lưng anh nhanh như trong phim. Anh vỗ vai thằng em” Cám ơn chú mày”. Rồi hai thày trò cùng nhau bò về hầm chiến đấu . Cứ như thế ngày đêm với lực lượng không cân xứng, Phượng Hoàng Ân phải chống cự với hai trung đoàn chủ lực VC, một tuần lễ liền. Phải nói là quá vất vả, khốn đốn. Lớp chết, lớp bị thương , không thể nào tản thương nổi vì trực thăng không đáp xuống được.Chỉ có những chiếc trực thăng bay cao trong đêm thả những thùng Ration C và nước xuống cho đơn vị . Có kiện rơi trong căn cứ, có kiện rơi ngoài…Nghĩa là giống như nuôi chung cả ta và địch.
BTL Quân Đoàn xin Bộ Tổng Tham Mưu cho tăng viên lực lượng Tổng trừ bị . Lữ đoàn 2 dù với các TĐ 5, 6 và 1 cùng với TĐ 2/PB dù được điều đến vùng giao tranh. Ngày 6 tháng tư Dù bắt đầu tham chiến. Dù đánh đẹp như mơ đúng với danh xưng Thiên Thần mũ đỏ mà người đời ca tụng . Những trận đánh nẩy lửa khi dù chạm trán một trung đoàn chính qui Bắc Việt chờ sẵn để đánh quân tiếp viện. Hai tiểu đoàn dù được thả xuống phía Bắc dưới chân đồi 1001. Pháo binh dù bắn nhanh như súng cá nhân, yểm trợ đắc lực quân bộ thanh toán từng mục tiêu gọn gàng. Ấy thế mà cũng phải mất 14 ngày quần thảo , Dù từ dưới đánh thốc lên , CĐ2/41 đánh từ trên đánh xuống, chiến trường trong thế cài răng lược. Cuộc chiến bây giờ mới thật sự khốc liệt. Những trận đánh xáp lá cà, đánh cận chiến, dành nhau từng tấc đất. Pháo binh lúc này dường như không còn có thể xử dụng, vì quân ta, quân địch như trộn lẫn với nhau. Chia nhau thành từng nhóm nhỏ và ba thày trò của Huy bây giờ phải chiến đấu như ba chàng chiến sĩ bộ binh. Huy trang bị cho bản thân và hai thằng em bằng những khẩu M16 của những tử sĩ, với những băng đạn đeo kín quanh mình. Ba thày trò nhịp nhàng tiến thoái ẩn núp và yểm trợ cho nhau. Huy gọi về TTHQ báo cáo xin cúp máy để rảnh tay chiến đấu.
Ngày thứ 13 của dù tham chiến, tôi được TT trưởng hành quân cử bay CNC với trung tá trung đoàn trưởng, quan sát chiến trường. Tôi gọi:
- “Loan mắt nhung”, Hướng Dương gọi.
Tiếng Huy nói rất nhỏ:” Loan mắt nhung” nghe.
- Bây giờ thế nào? Ba thày trò thế nào rồi.
- Một thằng nhỏ bỏ về quê rồi…
Tôi lặng người khi nghe giọng nghẹn ngào cuả Huy. Tôi biết một thằng em đã hy sinh.
- Có cho phương tiện để nó về không ?
- Phương tiện?...Huy sẵng giọng…”Tao hỏi mày mới đúng…”
- OK...ok…
Huy nói.” Xong cuộc điện đàm này tao xin im lặng vô tuyến”.
Huy và thằng em còn lại đã trút bỏ hết những vật dụng lỉnh kỉnh, chỉ còn tay súng cùng với thằng Hải, đã vừa nằm xuống. Hai thày trò bằng mọi giá phải đưa được xác của Hải về đơn vị. Vừa chiến đấu vừa khiêng xác Hải bước qua những xác chết ngổn ngang của ta, của địch. Chiến trường tàn nhẫn, đạn cũng hết, lương thực cũng chẳng còn. Thấy địch chạy ngang qua mặt, chỉ hô” muốn sống bỏ súng xuống”. Địch bỏ súng, là đi tự nhiên, chẳng thèm bắt tù binh. Địch gặp ta , bọn chúng không còn hô “hàng sống chống chết” mà hô bỏ ba lô xuống, rồi nhanh chân ùa lại, chúng giật những balô trên người các chiến sĩ ta, chúng đói quá rồi. Chúng chỉ muốn tìm lương thực..
Cuối cùng với gọng kìm công hãm. Những trung đoàn của VC chịu không nổi đã tan rã. Lực lượng dù đã bắt tay được với CĐ2/41. Áp lực đã được giải toả. Những toán quân từ căn cứ hoả lực 6 đã về tới Tân Cảnh. Chúng tôi ra đón hai thày trò Huy. Thày trò anh chân bước xiêu vẹo . Lúc đi ba thày trò, lúc về chỉ còn hai. Chúng tôi chạy lại ôm hai thày trò anh, cùng nhau nặng trĩu nỗi buồn. Vẫn biết đời chiến binh mấy người đi trở lại, nhưng bất cứ cuộc chia ly nào cũng làm đau lòng kẻ ở.
Xác Hải được trực thăng chở về cùng với những tử sĩ khác. Huy vuốt trên mặt poncho, giọng anh buồn xa vắng .” Nó cứu tôi thoát chết trên ngọn đồi, mà tôi không làm gì được cho nó…Hải ơi anh còn nợ em. Món nợ này làm sao anh trả”. Buổi chiều Tây nguyên thật vàng. Sương mù như mưa giăng giăng. Chiến địa điêu tàn còn nguyên mùi thuốc súng. Hình ảnh những mẹ gìa, những người vợ trẻ, những đứa con thơ đầu chit khăn tang ngơ ngác đón người thân trở về bằng những chiếc” hòm gỗ cài hoa” chập chờn trong tâm tưởng, làm cho mọi người ngậm ngùi, ngao ngán.
Ngày hôm sau Trung Đoàn 41 kéo quân về lại Trà Quang, miền duyên hải sau 23 ngày quần thảo với 3 trung đoàn địch. Cuộc chiến nghiệt ngã nơi tận cùng địa ngục. Từ giã dòng sông Dakbla chảy lững lờ, phẳng lặng như cuộc đời bình dị của người dân xứ Thượng. Huy nhớ lại, cũng chỗ đầu cây cầu này, hôm nào ba thày trò còn chia nhau từng điếu thuốc, từng giọt cà phê…Cuộc đời phù du. Cũng như ngày xuất quân, những người còn lại vẫn cất cao tiếng hát khải hoàn, riêng chỉ có thày trò Huy là lặng thinh. Huy ôm cây đàn mắt nhìn xa xăm. Đôi mắt nhung như mờ đi. Chiếc đàn đã đứt một dây từ lúc nào.
4/2010
Lê Du Miên
Chiến trường Tây nguyên là một trong những chiến trường sôi động nhất nước và khốc liệt nhất nước với những trận đánh đẫm máu đã đi vào trang sử hào hùng cuả Quân lực VNCH như những trận đánh Pleime, Đức cơ, Dakto, Tân cảnh…và căn cứ 5, căn cứ 6.
Người ta đồn rằng tướng Ngô Du, Tư lệnh Quân đoàn 2, và tướng Hoàng Minh Thảo tư lệnh Mặt tân B3 đã hẹn nhau mỗi năm một lần so găng quyết liệt, chả biết chuyện truyền khẩu nhân gian này đúng sai ra sao, nhưng ngẫm nghĩ …thấy cũng có lý, và cuộc tỉ thí võ công của năm 71 là vào khoảng trung tuần tháng 3 kéo dài tới cuối tháng 4. Đó là trận chiến căn cứ 6 hay còn gọi là đồi 1001. Cứ nhắc đến cái địa danh “tên vẫn chưa quen người dân thị thành” này tôi lại nhớ đến “Huy mắt nhung”. Anh chàng Trung uý Pháo binh đẹp trai, hào bông , phong gío…rất nghệ sĩ. Hai chúng tôi cùng chung đơn vị TĐ/ 222 PB “.Huy mắt nhung” đờn rất hay…Huy có thể xử dụng được nhiều thứ đờn …kể cả …”đờn tì…bà”, nhưng ngón đờn sở trường của Huy là …guitar classic. Ngồi nghe Huy độc tấu bài “Bao giờ biết tương tư” phải nói là người nghe cứ đê mê đến nỗi rụng rời cả chân tay. Huy có đôi mắt tròn to . Với vóc dáng trông thư sinh nhưng Huy rất gan dạ, chiến đấu kiên cường qua nhiều trận đánh từ các tỉnh duyên hải miền trung như Bồng Sơn, Tam Quan, Phù Mỹ cho tới vùng tam biên núi rừng trùng điệp : Pleiku, Kontum, Đức cơ, Tân cảnh…Những địa danh ngút ngàn lửa đạn ấy đã từng ghi dấu chân Huy. Hôm nay những ngày của tháng tư đen lại vòng quanh trở về với những người lính năm xưa , người ta nói và viết nhiều về những kỷ niệm của trận đánh cuối cùng…Còn tôi, tôi muốn nhắc với “Huy mắt nhung” về một trận đánh ở thời điểm tháng tư năm 71. Đó là trận đánh trên căn cứ hoả lực số 6 .
Căn cứ hoả lực 6 nằm về phía Tây Bắc Kontum với cao độ 1001 mét. Cộng quân đã xử dụng hai trung đoàn chủ lực, một trung đoàn Pháo, một trung đoàn đặc công bao vây và muốn dứt điểm căn cứ này, vì đó là cái gai trong mắt chúng, chặn ngay chính giữa con ngươi của chúng đang nhắm về Dakto Tân Cảnh và thị xã Kontum. Nhất là những con gà cồ của Pháo binh ta trên ngọn đồi này đã làm tê liệt những vị trí pháo của chúng trên những sườn đồi chiến lược . Bên ta trú đóng tại cao điểm này là một Pháo đội 105 ly và một tiểu đoàn trừ của trung đoàn 42 BB. thuộc đặc khu Tân Cảnh.
Ngày N…, Hàng ngàn quả pháo đủ loại từ hoả tiễn 122ly, cối 82ly , cối 120 ly và cả đại bác 130 ly với tầm bắn xa trên 20 km, đã được bọn VC rót vào căn cứ. Sau đợt pháo kich dữ dội chúng xua trung đoàn đặc công ào ạt tấn công vào căn cứ. những chiến sĩ phòng thủ căn cứ chống trả mãnh liệt. Những pháo thủ sư đoàn 22 đã phải dùng đến tác xạ chống biển người, nòng súng đại bác hạ thấp xuống bắn trực xạ bằng loại đạn đặc biệt, điều chỉnh thời nổ cho nổ ngay trên hàng rào phòng thủ. Bọn đặc công như những con thiêu thân, không biết sợ lửa, cứ lao lên hết đám này tới đám khác. Chúng đã bị hoả lực pháo chống biển người hạ từng loạt. Nhìn từ lỗ châu mai hầm tác xạ, dưới ánh đèn của những trái hoả châu, người ta thấy nhiều xác chết nằm vắt trên hàng rào, thân trơ trụi một chiếc quần xà lỏn, giữa trời đêm cao nguyên, sương mù và se lạnh. Những cuộc đời sanh Bắc tử Nam hẩm hiu giữa cảnh núi rừng bạt ngàn muỗi vắt.
Mặc dù bị thiệt hại rất nhiều về quân số nhưng bọn VC vẫn dốc toàn lực đẩy thêm trung đoàn chủ lực số 66 vào trận địa, quyết tâm san bằng căn cứ , cắt cổ những con gà cồ gáy ra lửa của PB SĐ22 trên mặt trận tam biên. Với lực lượng một chọi mười toán Kinh Kha cố thủ đồi 1001 dần dần yếu thế với ba, bốn ngày ăn đạn pháo kích và nhiều đợt tấn công biển người kinh hồn của những tên bộ đội đã được chích thuốc kích thích cảm tử từ trước. Những tên bộ đội tù binh nói rằng :
“đằng lào cũng chết…, nui… thì bị nhóm chỉ huy xử bắn… thà tiến nên, lếu chết gia đình còn được hưởng chế đô gia đình niệt sĩ”.
Và chúng cứ tiến lên như những tấm bia thịt …Căn cứ 6 phải cầu cứu xin tiếp viện…
Bộ tư lệnh tiền phương SĐ 22 phải điều động thêm Trung Đoàn 41 đang trú đóng tại Trà Quang, Phù Mỹ Bình Định , di chuyển cấp tốc vào trận. Đoàn xe cargo GMC nối đuôi nhau chở những chàng trai ưu tú của đơn vị “Hắc tam sơn, Bạch nhị hà” lên đường với những cánh tay vẫy đưa của thân nhân. Những tiếng reo hò, những tiếng hát hùng tráng vang lên suốt con đường 19 rồi vang mãi trên con đường 14 cho tới bên cầu Dakbla, chiếc cầu vài nhịp nối hai bờ của dòng sông thơ mộng nơi núi rừng Tây nguyên. Trong những tiếng reo hò đó trên một chiếc Jeep, tiếng đàn của” Huy mắt nhun”g được đệm theo với nhịp hành quân rạo rực hào hùng . Huy được tiểu đoàn Pháo 222 cử đi DLO cho tiểu đoàn 1. Tiểu đoàn cự phách nhất của Trung đoàn 41 dưới quyền chi huy của Thiếu Tá Võ Ân TĐT. Vị TĐT nổi tiếng sát cộng của SĐ với nhiều chiến công hiển hách.
Ngày N+1…”Quảng đen” theo hai đại đội của Chiến Đoàn 2/41 được trực thăng vận nhảy xuống ngọn đồi 1001 tăng cường cho lực lượng ít ỏi đang bị bao vây và bị tấn công dữ dội. Sau những loạt đạn pháo của ta bắn dọn chung quanh cứ điểm và những con chuồn chuồn võ trang cobra khạc những lằn đạn và phóng từng trái rocket rất chính xác quanh sườn đồi. Từng chiếc trực thăng được diều khiển bởi những phi công hào hoa của Phi đoàn 229 Lac Long, bay là là ngọn cây, luồn lách để tránh phòng không địch, đáp xuống thả quân vội vàng, rồi cũng cất cánh bay lên vội vàng. Mặt khác” Huy mắt nhung” cùng với Phượng Hoàng Võ Ân triển khai mũi xung kích từ chân đồi phía Nam quyết tâm chọc thủng vòng vây của địch để mong bắt tay với quân bạn trên đỉnh đồi . Nhưng sau đó VC đã phát hiện ta dùng trực thăng vận nên chúng đã tập trung hoả lực pháo, pháo dồn dập vào căn cứ, một chiếc UH-1 đã trúng đạn, nằm chổng kềnh dưới chân cột cờ và những chiếc trực thăng sau đó đã không thể tiếp tục. Chiến đoàn 2/41 đổ quân chưa xong đã gặp những trận pháo kích như mưa, rồi VC hô xung phong, chúng ào lên. “Quảng đen” gọi "Huy măt nhung" phối hợp yểm trợ.Cánh quân của Huy cũng chạm địch và cũng đang bị ăn pháo.” Huy mắt nhung” kéo thằng em mang máy truyền tin PRC 25 lăn ngay xuống một hốc đá. Bình tĩnh Huy mở bản đồ ra xác định vị trí và bắt đầu gọi về trung tâm hành quân Chiến Đoàn xin yểm trợ:
- Hướng Dương, “Loan mắt nhung” gọi.
“Loan mắt nhung” là đặc danh truyền tin của Huy, vì “Loan” là tên người nữ giáo sinh sư phạm Qui Nhơn thường xuyên xuất hiện trong những giấc mơ của Huy. Và nghe mang máng chút hào sảng như nhân vật anh chị của nhà văn Nguyễn Thuỵ Long, tác phẩm mà hồi còn đi học anh rất thích.
- “Loan mắt nhung”, Đây Hướng Dương.
- Cho những con gà chiến gáy vào toạ độ X…Y… Gáy tối đa. Những con thiêu thân đang lao lên, chúng không còn muốn sống.
- OK, nhận rõ.
Chỉ vài phút sau hàng trăm quả pháo đã nổ dòn…ầm…ầm … chung quanh căn cứ. Những mảng đất tung lên, những thân cây gẫy gục. Những cụm khói bốc lên. Những tiếng nổ của pháo ta đã làm tinh thần các chiến sĩ CĐ 2/41 phấn chấn. Những tràng súng đại liên M60, tiếng súng M16 nổ dòn ngoài phòng tuyến. Bọn sanh Bắc tử Nam đã im tiếng. Chúng bị đẩy dạt trở lại. Chúng tạm rút lui vào nơi trú ẩn sau một đợt thất bại.
Phượng Hoàng Ân sau một ngày đêm đã bắt tay được với “đứa con” ở ngọn đồi nhưng vòng vây của địch cũng lần nữa khép lại. Một anh lính BB chạy nhanh tới nơi Huy đang trú “Phượng Hoàng nói Thiếu uý lại gặp Phượng Hoàng”. Huy quơ chiếc nón sắt đội lên đầu nhảy ra khỏi hầm trú ẩn, chạy bay lại hầm chỉ huy, một viên đạn AK bay tới , Huy nghe “chíí….u…”, chiếc nón sắt trên đầu Huy xoay vòng , đẩy Huy té xuống đất. Nhanh như cắt Huy lăn mấy vòng , trườn người lọt xuống hầm chỉ huy.
- Có sao không ? Tiếng Phượng Hoàng Võ Ân hỏi dồn dập.
- Không sao Phượng Hoàng . Chúng gãi ngứa dùm thôi.
- Giỏi lắm. Toa giỏi lắm. Những loạt đạn Pháo toa bắn vừa rồi thiệt tuyệt. Tuyệt cú mèo. Rồi Phượng Hoàng Ân cười ha hả. Nụ cười cứ méo méo như thường ngày trên khuôn mặt xương xương khắc khổ. Vị sĩ quan ban 3 TĐ ôm chầm lấy Huy vui sướng.
- Cám ơn Phượng Hoàng …
Bây giờ Huy mới coi lại cái nón sắt. Miếng vải bọc cái nón sắt bị rách tung, viên đạn cày một đường dài trên thành nón. Huy nhủ thầm “hú vía, cám ơn Ông bà phù trợ”. Thật ra khi kêu bắn loạt đạn đầu tiên yểm trợ là vì trong lúc khẩn cấp chứ đúng ra , người DLO không được tự ý muốn bắn sao thì bắn mà phải tuỳ theo yêu cầu của vị chỉ huy chiến trường , nhưng lúc đó Huy không có ở gần Phượng Hoàng nên anh đã làm liều. Cái liều rất đúng lúc, đã kịp ngăn chận một đợt tiền pháo hậu xung của địch khi đơn vị vừa nhảy vào vùng. Lợi dụng lúc tạm yên Phượng Hoàng cho dọn dẹp, củng cố lại những hầm hố chiến đấu. Huy cùng với hai thằng em cũng sửa sang lại” túp lều lý tưởng” của ba thày trò.
- Ông thày, ăn một chút lấy sức đi ông thày. Thằng em đưa cho Huy một ca mì gói quân tiếp vụ
Thấy ca mì bốc khói thơm phức, Huy mới chợt nhớ ra từ sáng tới giờ chưa có gì vào bụng. Huy cầm ca mì ăn từng miếng để thưởng thức cái ngọt ngào của món cao lương chiến trường. Ăn xong gói mì Huy thấy tỉnh cả người. Lệnh Phượng Hoàng “tất cả chuẩn bị ...chào đón khách lạ. Đêm nay đàn vịt muốn tràn ngập cánh đồng.. Đừng để một con nào chạy thoát. Bắt chúng làm tiết canh …”.
Đúng như dự báo của Phượng Hoàng, trời mới vừa chập choạng tối là những đợt pháo của VC từ khắp nơi lại rớt xuống căn cứ, những tiếng hú của tầm đạn xé màn đêm nghe rợn người. Phải công nhận tiếng hú của đạn VC xử dụng nghe trấn áp tinh thần hơn của phe ta. Tiếng nổ của AK47 cũng vậy, nghe chát chúa lắm. Sau khoảng nửa tiếng pháo kích. Mạn sườn phía Tây những tràng AK nổ dòn, những tiếng “bụp…ầm…” của B40, những tiếng lựu đạn chày nổ chấn động một góc rừng hoà lẫn tiếng hô” hàng sống chống chết”, những” con vị”t tràn lên, chúng đạp cả lên nhau.” Huy mắt nhung” và “Quảng đen” gọi pháo cho bắn ngay những điểm tập trung cận phòng đã chuẩn bị yếu tố từ trước. Bây giờ là những tiếng nổ long trời lở đất từ các căn cứ pháo của ta dồn dập gởi tới trên đầu” đàn vịt”, “đàn vịt” chạy tán loạn. Phòng tuyến phía Tây do Trung uý Thành đại đội trưởng chỉ huy cho một trung đội nhảy ra khỏi phòng tuyến hô xung phong vang một góc trời đuổi theo bọn” vịt què”, bắt được 4 tên hàng binh. Phòng tuyến phía Đông lại chợt vang dội tiếng súng , bọn” vịt” lại tràn lên từ sườn bên kia. Huy ôm PRC25 nhảy ra khỏi hầm chiến đấu, đứng núp mình dưới một thân cây, quan sát và điều chỉnh, kéo những tràng pháo nổ gần lại và chính xác trên “đám vịt” đang lúp xúp bò lên từ mạn sườn phía đông. Những trái nổ lẫn lộn của địch của ta làm tung đất cát phủ đầy trên mình Huy. Huy xin bắn trái sáng. Những trái sáng soi rõ những thây người nằm ngổn ngang. Phía Tây địch lại bắt đầu một đợt xung phong mới .
Phượng Hoàng xin máy bay lên vùng. Chiếc C130 thả trái sáng và bắn yểm trợ ngoài xa. Tiếng trực thăng võ trang phành phạch trong đêm. Huy bắn một qủa khói chỉ điểm theo yêu cầu của TTHQ , hai chiếc A 37 thay nhau lao xuống, nhả những quả bom nặng nề, đám lửa bùng lên và khói bốc cao giữa đêm khuya.
- Cẩn thận…Ông thày. ..Tiếng một thằng em hét lên.
Huy quay lại vừa chợt nhìn thấy thằng em bắn hạ một “con vịt” phía sau lưng anh nhanh như trong phim. Anh vỗ vai thằng em” Cám ơn chú mày”. Rồi hai thày trò cùng nhau bò về hầm chiến đấu . Cứ như thế ngày đêm với lực lượng không cân xứng, Phượng Hoàng Ân phải chống cự với hai trung đoàn chủ lực VC, một tuần lễ liền. Phải nói là quá vất vả, khốn đốn. Lớp chết, lớp bị thương , không thể nào tản thương nổi vì trực thăng không đáp xuống được.Chỉ có những chiếc trực thăng bay cao trong đêm thả những thùng Ration C và nước xuống cho đơn vị . Có kiện rơi trong căn cứ, có kiện rơi ngoài…Nghĩa là giống như nuôi chung cả ta và địch.
BTL Quân Đoàn xin Bộ Tổng Tham Mưu cho tăng viên lực lượng Tổng trừ bị . Lữ đoàn 2 dù với các TĐ 5, 6 và 1 cùng với TĐ 2/PB dù được điều đến vùng giao tranh. Ngày 6 tháng tư Dù bắt đầu tham chiến. Dù đánh đẹp như mơ đúng với danh xưng Thiên Thần mũ đỏ mà người đời ca tụng . Những trận đánh nẩy lửa khi dù chạm trán một trung đoàn chính qui Bắc Việt chờ sẵn để đánh quân tiếp viện. Hai tiểu đoàn dù được thả xuống phía Bắc dưới chân đồi 1001. Pháo binh dù bắn nhanh như súng cá nhân, yểm trợ đắc lực quân bộ thanh toán từng mục tiêu gọn gàng. Ấy thế mà cũng phải mất 14 ngày quần thảo , Dù từ dưới đánh thốc lên , CĐ2/41 đánh từ trên đánh xuống, chiến trường trong thế cài răng lược. Cuộc chiến bây giờ mới thật sự khốc liệt. Những trận đánh xáp lá cà, đánh cận chiến, dành nhau từng tấc đất. Pháo binh lúc này dường như không còn có thể xử dụng, vì quân ta, quân địch như trộn lẫn với nhau. Chia nhau thành từng nhóm nhỏ và ba thày trò của Huy bây giờ phải chiến đấu như ba chàng chiến sĩ bộ binh. Huy trang bị cho bản thân và hai thằng em bằng những khẩu M16 của những tử sĩ, với những băng đạn đeo kín quanh mình. Ba thày trò nhịp nhàng tiến thoái ẩn núp và yểm trợ cho nhau. Huy gọi về TTHQ báo cáo xin cúp máy để rảnh tay chiến đấu.
Ngày thứ 13 của dù tham chiến, tôi được TT trưởng hành quân cử bay CNC với trung tá trung đoàn trưởng, quan sát chiến trường. Tôi gọi:
- “Loan mắt nhung”, Hướng Dương gọi.
Tiếng Huy nói rất nhỏ:” Loan mắt nhung” nghe.
- Bây giờ thế nào? Ba thày trò thế nào rồi.
- Một thằng nhỏ bỏ về quê rồi…
Tôi lặng người khi nghe giọng nghẹn ngào cuả Huy. Tôi biết một thằng em đã hy sinh.
- Có cho phương tiện để nó về không ?
- Phương tiện?...Huy sẵng giọng…”Tao hỏi mày mới đúng…”
- OK...ok…
Huy nói.” Xong cuộc điện đàm này tao xin im lặng vô tuyến”.
Huy và thằng em còn lại đã trút bỏ hết những vật dụng lỉnh kỉnh, chỉ còn tay súng cùng với thằng Hải, đã vừa nằm xuống. Hai thày trò bằng mọi giá phải đưa được xác của Hải về đơn vị. Vừa chiến đấu vừa khiêng xác Hải bước qua những xác chết ngổn ngang của ta, của địch. Chiến trường tàn nhẫn, đạn cũng hết, lương thực cũng chẳng còn. Thấy địch chạy ngang qua mặt, chỉ hô” muốn sống bỏ súng xuống”. Địch bỏ súng, là đi tự nhiên, chẳng thèm bắt tù binh. Địch gặp ta , bọn chúng không còn hô “hàng sống chống chết” mà hô bỏ ba lô xuống, rồi nhanh chân ùa lại, chúng giật những balô trên người các chiến sĩ ta, chúng đói quá rồi. Chúng chỉ muốn tìm lương thực..
Cuối cùng với gọng kìm công hãm. Những trung đoàn của VC chịu không nổi đã tan rã. Lực lượng dù đã bắt tay được với CĐ2/41. Áp lực đã được giải toả. Những toán quân từ căn cứ hoả lực 6 đã về tới Tân Cảnh. Chúng tôi ra đón hai thày trò Huy. Thày trò anh chân bước xiêu vẹo . Lúc đi ba thày trò, lúc về chỉ còn hai. Chúng tôi chạy lại ôm hai thày trò anh, cùng nhau nặng trĩu nỗi buồn. Vẫn biết đời chiến binh mấy người đi trở lại, nhưng bất cứ cuộc chia ly nào cũng làm đau lòng kẻ ở.
Xác Hải được trực thăng chở về cùng với những tử sĩ khác. Huy vuốt trên mặt poncho, giọng anh buồn xa vắng .” Nó cứu tôi thoát chết trên ngọn đồi, mà tôi không làm gì được cho nó…Hải ơi anh còn nợ em. Món nợ này làm sao anh trả”. Buổi chiều Tây nguyên thật vàng. Sương mù như mưa giăng giăng. Chiến địa điêu tàn còn nguyên mùi thuốc súng. Hình ảnh những mẹ gìa, những người vợ trẻ, những đứa con thơ đầu chit khăn tang ngơ ngác đón người thân trở về bằng những chiếc” hòm gỗ cài hoa” chập chờn trong tâm tưởng, làm cho mọi người ngậm ngùi, ngao ngán.
Ngày hôm sau Trung Đoàn 41 kéo quân về lại Trà Quang, miền duyên hải sau 23 ngày quần thảo với 3 trung đoàn địch. Cuộc chiến nghiệt ngã nơi tận cùng địa ngục. Từ giã dòng sông Dakbla chảy lững lờ, phẳng lặng như cuộc đời bình dị của người dân xứ Thượng. Huy nhớ lại, cũng chỗ đầu cây cầu này, hôm nào ba thày trò còn chia nhau từng điếu thuốc, từng giọt cà phê…Cuộc đời phù du. Cũng như ngày xuất quân, những người còn lại vẫn cất cao tiếng hát khải hoàn, riêng chỉ có thày trò Huy là lặng thinh. Huy ôm cây đàn mắt nhìn xa xăm. Đôi mắt nhung như mờ đi. Chiếc đàn đã đứt một dây từ lúc nào.
4/2010
Lê Du Miên
Thứ Sáu, 9 tháng 4, 2010
Ngày Tháng Cũ Nghiêng Chao
30 năm trước.
Trung tuần tháng hai. Tôi rời xa Bồng Sơn , cũng có nghĩa là tôi xa em. Tôi về lại vùng đất hứa mà cha mẹ đã dành sẵn từ những ngày Họ bơi thuyền vượt biển từ bến đò Thượng Hộ Vạn vào Hải Phòng, rồi lên tàu há mồm buông đời mình trên đường đi, mắt nhắm để tưởng tượng về một chỗ mới xa xăm. Tháng hai đó tôi bỏ lại sau lưng chiến trường An Khê vừa chợt khai mào thuốc súng , tôi bỏ lại bạn bè kẻ ở Trà Quang, đứa ở Thiết Đính, đứa nằm Cù Mông, đứa ngủ giữa đỉnh Mang Giang gío hú. Tôi bỏ em thui thủi bóng mờ bên đầu cầu. Con sông Lại Giang vẫn chảy xuôi nỗi chia ly từ thượng nguồn An Lão. Một lần đi cho mãi mãi. Không còn nhìn thấy nhau trong đời.
Những ngày tháng ba. Long Bình nắng cháy. Nằm nghe những sục sôi của ngọn núi lửa vùng cao Buôn Mê mà trĩu nặng những ưu phiền. Ngóng tin em bình an nơi chốn cũ. Nhớ nhung...
Tháng Tư. Theo đơn vị lên ngự ở ốc đảo Trâm Vàng. Gò Dầu mùa này vẫn còn xuân. Tây Ninh vẫn bừng lên mùi hương trầm đạo hạnh. Ở Trâm Vàng ăn đại bác 130 ly và hoả tiễn. Thằng bạn mới cùng ăn thịt chó ở Hố Nai hôm qua giờ ngã lăn ra chết. Tôi vào Khiêm Hanh mở đường cho tiểu đoàn Biệt Động rút ra. Hạnh ngộ gặp Thằng Lưu, đứa bạn cùng khóa đã 7 năm ròng chưa gặp. Mừng thì ít mà lo lắng thì nhiều. Cối 82 rơi rải rác dọc theo hố giao thông hào. Hai đứa đội nón sắt uống chung một ca cà phê túi, khói thuốc capstan bốc cụm ưu phiền, hàn huyên chuyện mấy năm trước lúc còn mài kiếm dưới trăng vàng Dục Mỹ.
Cũng tháng Tư bỏ căn hầm ở Khách sạn Trâm Vàng về Long Khánh , trấn thủ Ngã ba Cua heo, nghe đời phiêu bạt , hẩm hiu giữa rừng cao su không còn chảy nhựa. Bên kia là những vườn chôm chôm ngút ngàn Bảo Bình, Bảo Định. Rong chơi cùng súng đạn dọc con lộ số 1. Gặp bè bạn 11 Dù. Bày trò chơi chiến tranh thủ thành Xuân Lộc. Bọn người "sanh Bắc tử Nam" dạt ra. Ta ngồi uống cà phê rung đùi giữa phố. Thuở thái bình thôn xóm hạn hẹp đang hồi phục sinh , bỗng từ đâu Ông Cụ gọi về. Đành bỏ vùng đất đỏ ba dan xuôi con lộ đã không đi từ bao năm trước về qua vùng Bình Giả trở lại đất Biên Thành . Ngồi chưa ấm đít , lại kéo nhau lên Trảng Bơm. Một tối kinh hoàng. Tôi đã mất tất cả những kỷ niệm của em, của bạn bè trong cái ba lô bỏ quên lại dưới giao thông hào. Trắng tay với nỗi buồn tiếc nuối.
29/4 Chạy dai sức trên xa lộ Biên Hoà. Trạm dừng chân để...tắm rửa là Ngã tư Thủ Đức. Hỗn độn dân quân. Đứng ngó theo con đường về chợ Nhỏ, nhớ Vũ đình Trường, đêm nào hương khói nặng một lời thề. Giờ chả lẽ cùng đường mạt vận. Tiếng pháo lệnh lại bắt đầu cho cuộc marathon mới. Các vận động viên bây giờ tự do không cần ghi danh trước. Chen nhau thi thố bằng đủ mọi phương tiện : chân, xe đạp, xe hơi, xe máy cầy, máy xới. Có nhiều người ngã lăn ra đường mà vẫn cố nhoài lên, rướn tiếp. Có những người đã nhắm mắt buông xuôi , không thể về điểm hẹn. Bùi ngùi, thê lương , ảm đạm. Những hạt mưa nhỏ lác đác. Ôi sao mà hoang mang đến thế.
Về tới cầu Sài Gòn , bỏ con Jeep giữa đường. Người Chị tốt bụng gọi vào nhà cho bộ quần áo như dân . Trút bỏ bộ quân nhung mà nước mắt lưng tròng. Tôi cùng Khang , Tới về Bạch Đằng, ghé nhà Hải Quân Hạm Trưởng , anh trai người tình của Tới , người nhà cho biết tàu đã ra khơi ngày 27. Buồn, thất vọng. Vào khách sạn ngủ free một tối. Ngày hôm sau xuống phố. Lang thang dưới làn đạn carbine từ những cao ốc của những ông nhân dân tự vệ.
30/4. Buổi trưa nghe tiếng :đầu hàng ". Nước mắt rơi....Súng của cánh dù vẫn còn nổ. Vài chiếc T54 vào phố chạy hối hả như điên. Người dân vào nhà đóng cửa. Đường phố chỉ còn xe nhà binh chạy ngược xuôi.
Tôi lang thang về Trương Minh Giảng , may mắn không ngờ gặp Cu Cử cùng đơn vị cũ. Biết tin nhau vẫn còn bình an sau cuộc đua chạy tiếp sức giữa đời.
Vài người bạn ở Ông tạ rủ tôi lấy băng đỏ đeo trên tay , chôm chiếc Jeep chạy về Biên trấn. Tôi lắc đầu. Đừng bôi lọ. Người ta đổ xô ra đường , xem khỉ về thành. Người ta đổ xô ra đường đi về hướng xa lộ tìm xác người thân. Tôi lang thang đi tìm mẹ già và em gái.
30/4. Xưa. Mất tất cả.
30/4. Những năm sau. Nhớ về tất cả từ những nơi Bù Loi, Bù xịa, Bù Đăng Bù Đốp áo rách, quần tua. Z30A in số sau lưng, bước đi xếp hàng cúi mặt. Rồi từ nước ngoài bao năm rồi tiếng quốc kêu đêm.
30 năm rồi mà hờn vẫn chưa nguôi. 30 năm rồi vẫn hướng về rừng xưa . Hổ giờ già khụm , long đong.
4/2005
ldm
Thứ Tư, 31 tháng 3, 2010
Bức Tranh Buồn
Cuộc đới anh là một bức tranh lãng xẹt. Bức tranh không màu sắc, không được vẽ theo một qui luật hội hoạ, và dĩ nhiên cũng chẳng theo một trường phái nào cả.
Hồi anh còn bé, mẹ thường ôm anh vào lòng, xoa đầu anh “ con trai của mẹ có biết không, hồi mà con còn nằm trong bụng mẹ, mẹ muốn vẽ hình ảnh con với một chút màu hồng cho đôi má, một chút màu đen cho đôi mắt, một chút màu sáng cho vầng trán và một chút màu xanh cho cái phông ảnh …”. Rồi mẹ cười buồn “ nhưng …mẹ đã không tìm đâu ra được những màu sắc đó,mẹ không có tiền để mua, nên mẹ đã vẽ con bằng màu đen của một cục than. Mẹ lấy cục than từ trong lò bếp tàn và vẽ nghuệch ngoạc những đường nét…những đường nét với tất cả khả năng của mẹ, những đường nét với tất cả thương yêu của mẹ, những đường nét sao nó cứ cong cong với …những long đong đời mẹ…”. Năm 54 Bố anh đưa gia đình vào Nam với đôi bàn tay trắng. Cơ nghiệp ông bà nội để lại, bố đành bỏ cho cô hồn. Ra đi với chỉ một con thuyền tròng trành mua lại của một dân chài, đủ để gia đình anh trú tạm lênh đênh. Rồi khi tới miền đất hứa chưa được ba năm, lúc mẹ đang có mang anh, thi bố anh mất. Mẹ ôm đứa con gái đầu lòng hai tuổi, khóc như mưa bão và mãi những năm sau này mẹ vẫn còn khóc thầm khi đơn côi, lẻ bóng, một mình, nơi đất lạ, người không quen, cặm cụi giữa đời. Những đứa con còn bé bỏng chưa biết nghe những thổn thức như núi luôn trào dâng trong lòng mẹ. Mẹ lặng lẽ với tháng ngày.
Anh luôn hài lòng với bức tranh mẹ vẽ cho mình: “ Mẹ ơi , con thích lắm, con rất thích bức tranh mẹ vẽ cho con, bức tranh đẹp lắm mẹ ơi…”. Rồi với bàn tay nhỏ bé của anh, anh đã vẽ một bức tranh cho mẹ. Lúc đầu anh cũng lấy một cục than…nhưng sau anh đã bỏ ý định đó , anh lấy một cục gach non, đập ra và vẽ mẹ bằng màu gạch non. Anh mỉm cười với sáng kiến của mình. Những đường nét không sắc sảo, nhưng thật sự có nhiều rung động. Nhìn lại bức tranh anh thấy tóc mẹ màu nâu gạch, kỳ quá, nên anh đã tô thêm màu than lên và tóc mẹ trở thành lốm đốm sương khuya. Anh ghép hai bức tranh lại, một của mẹ, một của anh. Anh đặt bức tranh của anh thấp xuống một chút, vừa khi cái đầu anh ép sát vào ngực mẹ, núp bóng chở che. Anh gật đầu ưng ý.
Những năm tháng của tuổi thơ qua đi trong lặng lẽ. Tuổi thơ anh, một tuổi thơ thiệt thòi vì thiếu bóng cha. Tuy vậy anh luôn tự biết thân phận mình, không hề dám so bì, tị nạnh. Anh thẫn thờ nhìn những bạn đồng trang lứa vui đùa. Anh thường thui thủi chơi một mình trong cái thế giới rất riêng tư mà chỉ những ai đã từng mồ côi cha mới hiểu được. Trong cái xóm di cư nhỏ bé, nơi mẹ con anh đang sống gồm nhiều người tứ xứ họp lại. Những mái tranh xiêu vẹo, những con đường cát bay mù mịt mỗi độ mùa gío về, hay thỉnh thoảng có một chiếc ô tô chở rác chạy qua. Lẫn trong cát, bay lượn trong không là những mảnh rác như những chiếc diều không dây. Trong cái hỗn độn ấy, chao lượn bên đời lại có một con bé, nó không có cả cha, không có cả mẹ. Nghe người ta kể thì nó hình như bị thất lạc gia đình từ cái trại tập trung Phú Thọ nào đó, nơi mà hàng ngàn cái lều bạt mọc lên giữa một cánh đồng cỏ xác xơ. Mọi cái lều đều giống nhau. Những cái giống nhau này là nguyên nhân cho nhiều sự thất lạc đau lòng. Bố mẹ nuôi nó đưa nó theo về đây. Nó cũng lầm lũi với cái bóng của nó. Nó ít nói đến độ nhiều người không biết tưởng nó câm.
Có một buổi chiều, ở một góc con đường có đám sơn đông mãi võ không biết từ đâu tới, đánh trống liên hồi, biểu diễn nhào lộn và lại có một con khỉ biết đi xe đạp một bánh diễn trò. Người lớn, người bé kéo nhau tới xem họ làm xiếc. Anh rủ con bé cùng chạy lại xem. Những đứa nhỏ khoái chí vỗ tay reo hò mỗi khi con khỉ nhảy lên xe chạy vòng vòng. Con khỉ mặc áo màu đỏ, đội cái nón phớt…trông quá đẹp trai. Thấy thiên hạ vỗ tay ào ào, con khỉ dường như cũng dương dương tự đắc, đưa tay gãi bụng kêu chét chét. Nó còn biết bưng cái mẹt thuốc hườn tán đi loanh quanh để bán. Có đứa trẻ nghịch ngợm bỏ những cục đá vào cái mẹt, con khỉ nó khôn thật, bình tĩnh bỏ mẹt thuốc xuống nhặt đá ra rồi lại đi tiếp. Ai cũng trầm trồ khen ngợi, riêng con bé vẫn im thin thít, chỉ dõi mắt nhìn, không tỏ vẻ gì hứng thú. Anh nhìn trộm con bé thấy nao nao. Anh kéo con bé rời xa gánh xiếc, đi về một ngọn đồi vắng cuối xóm. Anh hì hục xếp những cục đá. Anh xây nhà. Con bé thì cứ ngồi bệt dưới đất, lấy tay vẽ lên cát. Thấy con bé không có vẻ thích trò chơi xây nhà, anh liền bỏ dở công trình tiến lại gần con bé. Anh cũng ngồi xuống: “ cậu vẽ gì đấy”. “Vẽ cậu đấy…”. Con bé cười. Lần đầu tiên anh thấy nó cười. Anh cũng cười theo:” Vẽ tớ sao …xấu quá vậy?”…” Ừa…Thì cậu xấu thật đấy mà “. Nụ cười chợt tắt trên môi anh. Con bé nhìn anh ra vẻ ái ngại, nhưng nó không nói gì chỉ lấy tay xoá đi cái hình trên cát. Hai đứa dắt nhau về. Trên đường về hai đứa cùng im lặng.
- Thôi tớ về đây. Con bé mở miệng.
- Vào nhà tớ chơi một chút đi.
- Thôi …sợ mẹ cậu lắm..
- Sợ gì…mẹ tớ hiền lắm, với lại mẹ không có ở nhà, mẹ đi làm.
Anh nắm tay con bé kéo vào ngõ :” vào đây tớ cho xem …”. Hai đứa bước vào nhà. Con bé hỏi “ cho xem gì vậy?”. Anh chỉ lên tường, nơi anh xếp hai bức tranh … Con bé reo lên :” ôi …đẹp, đẹp quá, mà cậu vẽ …gì vậy?”. Anh tía lia giải thích nào là mẹ vẽ tớ, tớ vẽ mẹ ….Con bé buồn xa vắng: “ Tớ chả còn nhớ mẹ thế nào để mà vẽ. Thỉnh thoảng mẹ hiện về trong giấc ngủ. Mẹ đẹp như bà tiên . Khi thức dậy tớ lại chẳng nhớ được …”. Có một giọt nước mắt long lanh trong đôi mắt, con bé rưng rưng. Anh nắm hai bàn tay nó bóp nhẹ, nỗi buồn chia nhau. Và buổi chiều rơi nhẹ nhàng sau lũy tre xanh bìa làng.
Trong xóm con bé chỉ chơi thân với một mình anh. Chơi thân đến độ bọn trẻ cắp đôi anh với con bé. Kệ đứa nào muốn nói gì thì nói, con bé bảo vậy. Hai đứa cùng nhau cắp sách tới trường. Ngôi trường làng ba gian trống trải gío lùa, dăm hàng bàn ghế không thứ tự, vài ba chục mái đầu chụm lại ê a. Giờ ra chơi chia nhau đi hái những chùm hoa dại. Mấy đứa con trai rủ nhau bắn bi, những đứa con gái tụm lại đánh chuyền, chơi ô quan, quần áo dính lem đất cát. Anh với con bé thường cùng nhau lội xuống con suối nhỏ sau trường, đùa nước và bắt những con ốc nhỏ li ti…Dòng nước mát như ủi an vết trầy xước và như sợi dây vô hình ràng buộc những bàn chân, tạo cảm giác dịu êm đủ quên ngày nắng cháy. Và cứ như thế ngày tháng trôi đi biền biệt.
Học hết lớp 5 thì hai đứa cùng nghỉ học. Con bé theo mẹ nuôi ra chơ phụ tập tành bán hàng, còn anh theo mẹ vác cuốc ra đồng, bán lưng cho trời, bán mặt cho đất. Hai đứa giờ ít còn dịp gặp nhau, không còn dịp chơi chung. Những góc đường, ngọn đồi trọc hay con suối sau trường chỉ còn là những kỷ niệm của những ngày tháng…mới đây mà tưởng chừng xa lắm. Hôm đám cưới chị của anh. Anh nắm một nắm xôi gấc mang tới nhà cho con bé. Con bé cảm động rung rung đôi tay ngại ngùng. Anh bảo con bé “ chừng nào cậu lấy chồng cũng nhớ cho tớ một nắm xôi nhá”. Con bé thẹn thùng không nói.
Chị đi lấy chồng, mẹ thêm cực nhọc và buồn hơn rất nhiều. Chị lấy chồng xa đâu mãi miệt Vũng Tàu, một năm mới có dịp về thăm mẹ một lần. Mẹ bảo nuôi vịt trời đành chịu vậy chớ biết sao. Căn nhà vắng vẻ hơn khi con vịt trời bay đi tìm tổ mới. Anh cũng thấy một chút cô quạnh khi mỗi ngày vác cuốc hẩm hiu lên nương , xuống rẫy…
Một hôm trời mưa từ chập sáng, không thể ra đồng. Mẹ ngồi khâu lại cái khuy áo cho anh, dáng mẹ gầy, da mẹ xạm nắng. Đôi lúc thấy mẹ thừ người ra, ngừng khâu, nhìn xa, mẹ thở dài. Anh sơ nhìn cái hình ảnh này lắm. Ở nhà nhìn mưa rơi nghe trống vắng lạ thường. Anh lại ngồi bên mẹ “ con đi ra ngoài một chút nha mẹ”. “Mưa gío mà đi đâu chứ”. “Con đi lội mưa …ngồi ôm cột nhà chán quá mẹ ạ.”. Mẹ nhìn anh với ánh mắt thông cảm. Mẹ biết anh đã bước vào tuổi biết vui biết buồn rồi. Anh mười lăm, mười sáu rồi còn gì …”. Mẹ nhìn theo anh trìu mến khi anh khoác chiếc áo tơi, đội nón bước ra ngoài. Anh đi về hướng chợ. Chợ trời mưa chẳng có người. Con bé ngồi bó gối trên sạp ngủ gà , ngủ gật. Anh đứng nhìn con bé thật lâu. Không biết con bé ngủ có mơ không mà thấy môi con bé cười nụ …Anh nhẹ nhàng bước tới , tằng hắng. Con bé giật mình tròn xoe đôi mắt ngỡ ngàng:
- Trời mưa mà…
- Ừ… thì mưa mới có thì giờ mà ra đây.
- Bộ cần mua gì cho mẹ ….
- Không…Ra đây chơi thôi.
- Có khùng không đó…
Anh ngồi xuống sạp mân mê mấy trái chanh. Những trái chanh xanh tươi còn cuống lá. Mùi lá chanh dịu vợi trong lòng. Mùi lá chanh thay hương bồ kết thoang thoảng thinh không. Mái tóc con bé mượt mà, có vài sợi lòa xoà trên má. Anh chợt nhìn con bé đăm chiêu:” Ước gì mẹ tớ cũng có cái sạp ở cạnh đây”. Con bé ngây thơ hỏi “bộ muốn bán hàng ở đây hả?”. Ừa . “ Tính bán gì? Đừng bán giống cái hàng của nhà tớ nha…”. “Không …Có thể chẳng cần bán gì cả, chỉ cần có cái sạp…”. Ủa …Để làm chi vậy? “Thì để ngồi chơi thôi.”. “ Rảnh quá heng!”. Hai đứa ngồi nói chuyện trên trời dưới đất, chuyện gà, chuyện vịt cho đến khi trời dứt mưa, anh từ gĩa con bé lững thững ra về. Biết đến bao giờ anh mới có nổi một cái sạp cạnh kề con bé. Một ước mơ cao quá tầm tay.
***
Ngày vẫn tiếp ngày. Đêm cứ vần quay. Mặt trời vẫn mọc lên mỗi buổi sáng. Trăng vẫn ló dạng đúng hẹn những đêm khuya. Anh và con bé vẫn tiếp tục những công việc thường ngày, cho tới một đêm. Một đêm trời như xập xuống. Bão lửa cuồng phong từ đâu ập tới. Đổi đời, người ta bảo vậy. Đó là đêm 27 tháng tư 1975, đêm mà hàng nghìn viên đạn đại bác và hoả tiễn nổ rầm trời trên cái thị trấn bé nhỏ. Những đường đạn rít ngang, dọc trên đầu anh, trên đầu con bé và những người dân hiền lành, ngày đêm chỉ biết cặm cụi lo kiếm ăn khó nhọc. Những lằn đạn rú lên nỗi kinh hoàng, nhà cháy, người chết, tiếng rên la thảm thiết. Đoàn người lũ lượt kéo nhau đi trong đêm. Mẹ và anh cũng chỉ kịp vơ vội một ít quần áo và chạy theo đoàn người. Những viên đạn từ đâu dường như nó cứ đuổi theo bà con xóm anh. Một tiếng ầm, hai tiếng ầm…rồi những thân người bị hất tung lên. Đoàn người vẫn kéo nhau đi, khi nằm xuống, khi đứng lên chạy tuỳ theo nhịp điệu tiếng hú của đạn. Những trái hoả châu chiếu sáng yếu ớt. Anh dớn dác nhìn ngược nhìn xuôi, cố tìm xem con bé chạy ở chỗ nào, nhưng chỉ thấy mù tăm. Xóm anh những đám lửa bùng lên cùng tiếng nổ lách tách của những thân tre và mái rạ. Đoàn người cứ tiếp tục kéo nhau băng qua những cánh đồng khô cỏ cháy. Có một đám đông bu quanh một phụ nữ trẻ. Anh nghĩ rằng chắc cô ta bị thương , nhưng không, người đàn bà ấy lại đau bụng đẻ ngay vào lúc này và đứa trẻ đã được sinh ra trong cảnh hỗn loạn tột cùng cuả xóm làng. Sau đó nó được mẹ đặt tên là Đồng…vì đẻ rớt ngoài đồng.
Lúc tờ mờ sáng, đoàn người đã tới được xa lộ Biên Hoà – Sài Gòn, nơi gần ngã tư Thủ Đức, sau khi cùng nhau lội qua một khúc sông, quần áo ai cũng sũng nước. Anh chạy tứ tung đi tìm con bé, bỏ quên mẹ với đoàn người. Mẹ không trách anh. Mẹ chỉ thở dài với bao nhiêu mệt mỏi lo âu. Mẹ bây giờ lại lo cho con gái. Không biết bây giờ nó ở đâu. Miệt Vũng Tàu thế nào, có yên không ? Khi anh trở lại, thấy mẹ ôm mặt khóc rấm rứt. Anh chết sững với nỗi đau đầu đời. Anh ngồi xuống, quàng tay qua lưng mẹ. Những cơn mưa nhẹ thỉnh thoảng ào về, hoà với những dòng nước mắt âm thầm của đoàn người lũ lượt kéo nhau đi lên từ hướng Biên Hoà, nào xe máy cày, nào xe đạp thồ, gồng gánh …Người ta đi như trẩy hội buồn. Một hội buồn ray rứt khôn cùng. Người ta đi như những chiếc bóng không hồn, âm thầm, lì lợm, kiên nhẫn. Anh lấy nón che mưa cho mẹ, còn riêng mình anh ngửa mặt lên trời hứng giọt mưa bay, nhớ con bé .
Những ngày dài sâu hoắm như vô tâm đang đâm rách những mảng đời vốn đã chẳng vuông tròn của người dân xóm nhỏ. Những ngày nằm vật vờ bên lề đường xa lộ như kẻ lữ hành không nơi đến , vô định, chẳng biết về đâu. Ngày 28/4 qua đi, ngày 29 …trôi đi trên những hình ảnh khủng khiếp, những xác chết la liệt bên lề đường, những thây người nằm úp mặt , những chiếc xe ngã đổ chổng kềnh, có người mất đầu, cụt tay nằm im lặng vắt ngang thành xe…Những đoàn người vẫn âm thầm ngày đêm nối đuôi nhau dài như một con rắn khổng lồ, lầm lì. Hình như chẳng ai còn màng tới sống hay chết. Họ đã kiệt cạn ý nghĩ, khô rỗng trong đầu,họ cứ đi trong lúc trời vẫn kéo dài cơn mưa nhỏ hạt buồn thấm da.
Ngày 30/4…Anh nghe thấy người ta xì xào với nhau: “đầu hàng rồi, hết rồi…”. Có nhiều người xụt xùi, có nhiều người ngơ ngác. Người ta hỏi nhau ” bây giờ mình đi đâu?.”. Có người nói “ thì về nhà, chứ còn đi đâu …”. Có nhiều bà mẹ gìa đi thất thểu, lật từng xác chết để nhìn xem có phải con mình. Tiếng người ta gọi nhau ơi ới, giống như gom tàn… dân, rủ nhau cùng về quê . Mẹ con anh cũng theo đoàn người trở về con đường cũ. Con đường cũ giờ sao dài lê thê. Con đường vẫn còn nguyên dấu tích của một cuộc chạy loạn, chỗ kia vài cái nồi, chỗ nọ vài cái giỏ tung toé dăm bộ áo quần còn dính máu …Con đường về ngán ngẩm, bùi ngùi. Anh muốn chạy cho mau. Anh muốn gặp con bé…
Cuối cùng rồi cũng về tới nhà. Xóm nhỏ điêu tàn. Những đống tro, những cây cột cháy xém còn đứng bơ vơ. Đi ngang nhà con bé anh dừng lại, ngó vào. Một nửa căn nhà đã đổ nát, vắng bóng người. Không biết con bé giờ này ở đâu. Buổi chiều đang hắt những giọt nắng vàng. Vài anh bộ đội nón cối, dép râu nói bằng giọng bắc ngọng ngịu” bà con chạy đi đâu nàm gì. Ở nại nhà no nàm ăn. Cách mạng thành công dồi. Hoà bình dồi…”.
Bước vào nhà, mẹ nằm vật ra giường, khóc gọi Tú Bình ơi, con đang ở đâu? Mẹ đòi đi bộ xuống Vũng Tàu tìm chị. Anh thì tựa cửa nhìn ra xa bồn chồn, nhưng không biết đi đâu để tìm con bé.
- Mẹ à! Đừng lo lắng quá. Chị còn có anh rể lo mà. Họ ở gần biển…Có thể đã xuống tàu ra khơi . Biết đâu giờ này đã tới Mỹ quốc rồi cũng nên…
Một anh bộ đội vào xin cho tiểu đội anh đóng quân nhờ trong nhà. Mẹ anh từ chối” Tôi mẹ goá, con côi, các anh …à không, các…đồng chí ở e rằng không tiện …”
Anh bộ đội cười lộ hai hàm răng ưỡn ra “không sao…không sao, goá, con côi…hì hì…càng tốt. Bộ đội sẽ có dịp gíup đỡ gia đình những công việc nặt vặt. Chúng tôi nà bộ đội nhân rân mà, do rân mà da…”.
Và họ kéo vào ở trong nhà anh. Họ bảo anh cũng nên tham gia vào bộ đội để gìn giữ quê hương. Họ luôn miệng ca hát. Những bài hát nghe lạ tai, giọng cao the thé…Đôi khi họ làm ồn quá, hai mẹ con ra đứng ngoài sân, nắng đổ xuống trải dài hai cái bóng. Hai cái bóng gãy khúc chỗ hiên nhà.
Có ngày anh ra chợ ngồi lì trên sạp của con bé cả ngày, nghe có người nói “ gia đình con bé bị một chiếc T54 cán bẹp nhép khi xe bộ đội lạ đường chạy lung tung vào Sài gòn. Người ta bảo chính mắt họ nhìn thấy. Tim anh đau nhói, chân tay rụng rời. Nhưng cũng có người nói họ đã thấy gia đình con bé xuống chiếc tàu lớn ở bến Bạch Đằng ngày 29 tháng 4. Anh thầm cầu nguyện” xin ơn trên ban phước lành”.
Ngày nào cũng vài lần anh đi ngang nhà con bé trông chừng xem có ai về không, nhưng đã cả tháng nay rồi, ngôi nhà vẫn nằm cô đơn vắng vẻ. Có lúc anh bước vào ngồi ở đầu hè, hai tay chống cằm, nước mắt chảy nghe mặn trên môi.
Rồi mẹ con anh lại trở về với nương khoai, rẫy bắp. Người trước, người sau bước thấp bước cao trên cánh đồng cằn cỗi. Cuộc sống lại thiếu hụt quanh năm.
Lê Du Miên
Hồi anh còn bé, mẹ thường ôm anh vào lòng, xoa đầu anh “ con trai của mẹ có biết không, hồi mà con còn nằm trong bụng mẹ, mẹ muốn vẽ hình ảnh con với một chút màu hồng cho đôi má, một chút màu đen cho đôi mắt, một chút màu sáng cho vầng trán và một chút màu xanh cho cái phông ảnh …”. Rồi mẹ cười buồn “ nhưng …mẹ đã không tìm đâu ra được những màu sắc đó,mẹ không có tiền để mua, nên mẹ đã vẽ con bằng màu đen của một cục than. Mẹ lấy cục than từ trong lò bếp tàn và vẽ nghuệch ngoạc những đường nét…những đường nét với tất cả khả năng của mẹ, những đường nét với tất cả thương yêu của mẹ, những đường nét sao nó cứ cong cong với …những long đong đời mẹ…”. Năm 54 Bố anh đưa gia đình vào Nam với đôi bàn tay trắng. Cơ nghiệp ông bà nội để lại, bố đành bỏ cho cô hồn. Ra đi với chỉ một con thuyền tròng trành mua lại của một dân chài, đủ để gia đình anh trú tạm lênh đênh. Rồi khi tới miền đất hứa chưa được ba năm, lúc mẹ đang có mang anh, thi bố anh mất. Mẹ ôm đứa con gái đầu lòng hai tuổi, khóc như mưa bão và mãi những năm sau này mẹ vẫn còn khóc thầm khi đơn côi, lẻ bóng, một mình, nơi đất lạ, người không quen, cặm cụi giữa đời. Những đứa con còn bé bỏng chưa biết nghe những thổn thức như núi luôn trào dâng trong lòng mẹ. Mẹ lặng lẽ với tháng ngày.
Anh luôn hài lòng với bức tranh mẹ vẽ cho mình: “ Mẹ ơi , con thích lắm, con rất thích bức tranh mẹ vẽ cho con, bức tranh đẹp lắm mẹ ơi…”. Rồi với bàn tay nhỏ bé của anh, anh đã vẽ một bức tranh cho mẹ. Lúc đầu anh cũng lấy một cục than…nhưng sau anh đã bỏ ý định đó , anh lấy một cục gach non, đập ra và vẽ mẹ bằng màu gạch non. Anh mỉm cười với sáng kiến của mình. Những đường nét không sắc sảo, nhưng thật sự có nhiều rung động. Nhìn lại bức tranh anh thấy tóc mẹ màu nâu gạch, kỳ quá, nên anh đã tô thêm màu than lên và tóc mẹ trở thành lốm đốm sương khuya. Anh ghép hai bức tranh lại, một của mẹ, một của anh. Anh đặt bức tranh của anh thấp xuống một chút, vừa khi cái đầu anh ép sát vào ngực mẹ, núp bóng chở che. Anh gật đầu ưng ý.
Những năm tháng của tuổi thơ qua đi trong lặng lẽ. Tuổi thơ anh, một tuổi thơ thiệt thòi vì thiếu bóng cha. Tuy vậy anh luôn tự biết thân phận mình, không hề dám so bì, tị nạnh. Anh thẫn thờ nhìn những bạn đồng trang lứa vui đùa. Anh thường thui thủi chơi một mình trong cái thế giới rất riêng tư mà chỉ những ai đã từng mồ côi cha mới hiểu được. Trong cái xóm di cư nhỏ bé, nơi mẹ con anh đang sống gồm nhiều người tứ xứ họp lại. Những mái tranh xiêu vẹo, những con đường cát bay mù mịt mỗi độ mùa gío về, hay thỉnh thoảng có một chiếc ô tô chở rác chạy qua. Lẫn trong cát, bay lượn trong không là những mảnh rác như những chiếc diều không dây. Trong cái hỗn độn ấy, chao lượn bên đời lại có một con bé, nó không có cả cha, không có cả mẹ. Nghe người ta kể thì nó hình như bị thất lạc gia đình từ cái trại tập trung Phú Thọ nào đó, nơi mà hàng ngàn cái lều bạt mọc lên giữa một cánh đồng cỏ xác xơ. Mọi cái lều đều giống nhau. Những cái giống nhau này là nguyên nhân cho nhiều sự thất lạc đau lòng. Bố mẹ nuôi nó đưa nó theo về đây. Nó cũng lầm lũi với cái bóng của nó. Nó ít nói đến độ nhiều người không biết tưởng nó câm.
Có một buổi chiều, ở một góc con đường có đám sơn đông mãi võ không biết từ đâu tới, đánh trống liên hồi, biểu diễn nhào lộn và lại có một con khỉ biết đi xe đạp một bánh diễn trò. Người lớn, người bé kéo nhau tới xem họ làm xiếc. Anh rủ con bé cùng chạy lại xem. Những đứa nhỏ khoái chí vỗ tay reo hò mỗi khi con khỉ nhảy lên xe chạy vòng vòng. Con khỉ mặc áo màu đỏ, đội cái nón phớt…trông quá đẹp trai. Thấy thiên hạ vỗ tay ào ào, con khỉ dường như cũng dương dương tự đắc, đưa tay gãi bụng kêu chét chét. Nó còn biết bưng cái mẹt thuốc hườn tán đi loanh quanh để bán. Có đứa trẻ nghịch ngợm bỏ những cục đá vào cái mẹt, con khỉ nó khôn thật, bình tĩnh bỏ mẹt thuốc xuống nhặt đá ra rồi lại đi tiếp. Ai cũng trầm trồ khen ngợi, riêng con bé vẫn im thin thít, chỉ dõi mắt nhìn, không tỏ vẻ gì hứng thú. Anh nhìn trộm con bé thấy nao nao. Anh kéo con bé rời xa gánh xiếc, đi về một ngọn đồi vắng cuối xóm. Anh hì hục xếp những cục đá. Anh xây nhà. Con bé thì cứ ngồi bệt dưới đất, lấy tay vẽ lên cát. Thấy con bé không có vẻ thích trò chơi xây nhà, anh liền bỏ dở công trình tiến lại gần con bé. Anh cũng ngồi xuống: “ cậu vẽ gì đấy”. “Vẽ cậu đấy…”. Con bé cười. Lần đầu tiên anh thấy nó cười. Anh cũng cười theo:” Vẽ tớ sao …xấu quá vậy?”…” Ừa…Thì cậu xấu thật đấy mà “. Nụ cười chợt tắt trên môi anh. Con bé nhìn anh ra vẻ ái ngại, nhưng nó không nói gì chỉ lấy tay xoá đi cái hình trên cát. Hai đứa dắt nhau về. Trên đường về hai đứa cùng im lặng.
- Thôi tớ về đây. Con bé mở miệng.
- Vào nhà tớ chơi một chút đi.
- Thôi …sợ mẹ cậu lắm..
- Sợ gì…mẹ tớ hiền lắm, với lại mẹ không có ở nhà, mẹ đi làm.
Anh nắm tay con bé kéo vào ngõ :” vào đây tớ cho xem …”. Hai đứa bước vào nhà. Con bé hỏi “ cho xem gì vậy?”. Anh chỉ lên tường, nơi anh xếp hai bức tranh … Con bé reo lên :” ôi …đẹp, đẹp quá, mà cậu vẽ …gì vậy?”. Anh tía lia giải thích nào là mẹ vẽ tớ, tớ vẽ mẹ ….Con bé buồn xa vắng: “ Tớ chả còn nhớ mẹ thế nào để mà vẽ. Thỉnh thoảng mẹ hiện về trong giấc ngủ. Mẹ đẹp như bà tiên . Khi thức dậy tớ lại chẳng nhớ được …”. Có một giọt nước mắt long lanh trong đôi mắt, con bé rưng rưng. Anh nắm hai bàn tay nó bóp nhẹ, nỗi buồn chia nhau. Và buổi chiều rơi nhẹ nhàng sau lũy tre xanh bìa làng.
Trong xóm con bé chỉ chơi thân với một mình anh. Chơi thân đến độ bọn trẻ cắp đôi anh với con bé. Kệ đứa nào muốn nói gì thì nói, con bé bảo vậy. Hai đứa cùng nhau cắp sách tới trường. Ngôi trường làng ba gian trống trải gío lùa, dăm hàng bàn ghế không thứ tự, vài ba chục mái đầu chụm lại ê a. Giờ ra chơi chia nhau đi hái những chùm hoa dại. Mấy đứa con trai rủ nhau bắn bi, những đứa con gái tụm lại đánh chuyền, chơi ô quan, quần áo dính lem đất cát. Anh với con bé thường cùng nhau lội xuống con suối nhỏ sau trường, đùa nước và bắt những con ốc nhỏ li ti…Dòng nước mát như ủi an vết trầy xước và như sợi dây vô hình ràng buộc những bàn chân, tạo cảm giác dịu êm đủ quên ngày nắng cháy. Và cứ như thế ngày tháng trôi đi biền biệt.
Học hết lớp 5 thì hai đứa cùng nghỉ học. Con bé theo mẹ nuôi ra chơ phụ tập tành bán hàng, còn anh theo mẹ vác cuốc ra đồng, bán lưng cho trời, bán mặt cho đất. Hai đứa giờ ít còn dịp gặp nhau, không còn dịp chơi chung. Những góc đường, ngọn đồi trọc hay con suối sau trường chỉ còn là những kỷ niệm của những ngày tháng…mới đây mà tưởng chừng xa lắm. Hôm đám cưới chị của anh. Anh nắm một nắm xôi gấc mang tới nhà cho con bé. Con bé cảm động rung rung đôi tay ngại ngùng. Anh bảo con bé “ chừng nào cậu lấy chồng cũng nhớ cho tớ một nắm xôi nhá”. Con bé thẹn thùng không nói.
Chị đi lấy chồng, mẹ thêm cực nhọc và buồn hơn rất nhiều. Chị lấy chồng xa đâu mãi miệt Vũng Tàu, một năm mới có dịp về thăm mẹ một lần. Mẹ bảo nuôi vịt trời đành chịu vậy chớ biết sao. Căn nhà vắng vẻ hơn khi con vịt trời bay đi tìm tổ mới. Anh cũng thấy một chút cô quạnh khi mỗi ngày vác cuốc hẩm hiu lên nương , xuống rẫy…
Một hôm trời mưa từ chập sáng, không thể ra đồng. Mẹ ngồi khâu lại cái khuy áo cho anh, dáng mẹ gầy, da mẹ xạm nắng. Đôi lúc thấy mẹ thừ người ra, ngừng khâu, nhìn xa, mẹ thở dài. Anh sơ nhìn cái hình ảnh này lắm. Ở nhà nhìn mưa rơi nghe trống vắng lạ thường. Anh lại ngồi bên mẹ “ con đi ra ngoài một chút nha mẹ”. “Mưa gío mà đi đâu chứ”. “Con đi lội mưa …ngồi ôm cột nhà chán quá mẹ ạ.”. Mẹ nhìn anh với ánh mắt thông cảm. Mẹ biết anh đã bước vào tuổi biết vui biết buồn rồi. Anh mười lăm, mười sáu rồi còn gì …”. Mẹ nhìn theo anh trìu mến khi anh khoác chiếc áo tơi, đội nón bước ra ngoài. Anh đi về hướng chợ. Chợ trời mưa chẳng có người. Con bé ngồi bó gối trên sạp ngủ gà , ngủ gật. Anh đứng nhìn con bé thật lâu. Không biết con bé ngủ có mơ không mà thấy môi con bé cười nụ …Anh nhẹ nhàng bước tới , tằng hắng. Con bé giật mình tròn xoe đôi mắt ngỡ ngàng:
- Trời mưa mà…
- Ừ… thì mưa mới có thì giờ mà ra đây.
- Bộ cần mua gì cho mẹ ….
- Không…Ra đây chơi thôi.
- Có khùng không đó…
Anh ngồi xuống sạp mân mê mấy trái chanh. Những trái chanh xanh tươi còn cuống lá. Mùi lá chanh dịu vợi trong lòng. Mùi lá chanh thay hương bồ kết thoang thoảng thinh không. Mái tóc con bé mượt mà, có vài sợi lòa xoà trên má. Anh chợt nhìn con bé đăm chiêu:” Ước gì mẹ tớ cũng có cái sạp ở cạnh đây”. Con bé ngây thơ hỏi “bộ muốn bán hàng ở đây hả?”. Ừa . “ Tính bán gì? Đừng bán giống cái hàng của nhà tớ nha…”. “Không …Có thể chẳng cần bán gì cả, chỉ cần có cái sạp…”. Ủa …Để làm chi vậy? “Thì để ngồi chơi thôi.”. “ Rảnh quá heng!”. Hai đứa ngồi nói chuyện trên trời dưới đất, chuyện gà, chuyện vịt cho đến khi trời dứt mưa, anh từ gĩa con bé lững thững ra về. Biết đến bao giờ anh mới có nổi một cái sạp cạnh kề con bé. Một ước mơ cao quá tầm tay.
***
Ngày vẫn tiếp ngày. Đêm cứ vần quay. Mặt trời vẫn mọc lên mỗi buổi sáng. Trăng vẫn ló dạng đúng hẹn những đêm khuya. Anh và con bé vẫn tiếp tục những công việc thường ngày, cho tới một đêm. Một đêm trời như xập xuống. Bão lửa cuồng phong từ đâu ập tới. Đổi đời, người ta bảo vậy. Đó là đêm 27 tháng tư 1975, đêm mà hàng nghìn viên đạn đại bác và hoả tiễn nổ rầm trời trên cái thị trấn bé nhỏ. Những đường đạn rít ngang, dọc trên đầu anh, trên đầu con bé và những người dân hiền lành, ngày đêm chỉ biết cặm cụi lo kiếm ăn khó nhọc. Những lằn đạn rú lên nỗi kinh hoàng, nhà cháy, người chết, tiếng rên la thảm thiết. Đoàn người lũ lượt kéo nhau đi trong đêm. Mẹ và anh cũng chỉ kịp vơ vội một ít quần áo và chạy theo đoàn người. Những viên đạn từ đâu dường như nó cứ đuổi theo bà con xóm anh. Một tiếng ầm, hai tiếng ầm…rồi những thân người bị hất tung lên. Đoàn người vẫn kéo nhau đi, khi nằm xuống, khi đứng lên chạy tuỳ theo nhịp điệu tiếng hú của đạn. Những trái hoả châu chiếu sáng yếu ớt. Anh dớn dác nhìn ngược nhìn xuôi, cố tìm xem con bé chạy ở chỗ nào, nhưng chỉ thấy mù tăm. Xóm anh những đám lửa bùng lên cùng tiếng nổ lách tách của những thân tre và mái rạ. Đoàn người cứ tiếp tục kéo nhau băng qua những cánh đồng khô cỏ cháy. Có một đám đông bu quanh một phụ nữ trẻ. Anh nghĩ rằng chắc cô ta bị thương , nhưng không, người đàn bà ấy lại đau bụng đẻ ngay vào lúc này và đứa trẻ đã được sinh ra trong cảnh hỗn loạn tột cùng cuả xóm làng. Sau đó nó được mẹ đặt tên là Đồng…vì đẻ rớt ngoài đồng.
Lúc tờ mờ sáng, đoàn người đã tới được xa lộ Biên Hoà – Sài Gòn, nơi gần ngã tư Thủ Đức, sau khi cùng nhau lội qua một khúc sông, quần áo ai cũng sũng nước. Anh chạy tứ tung đi tìm con bé, bỏ quên mẹ với đoàn người. Mẹ không trách anh. Mẹ chỉ thở dài với bao nhiêu mệt mỏi lo âu. Mẹ bây giờ lại lo cho con gái. Không biết bây giờ nó ở đâu. Miệt Vũng Tàu thế nào, có yên không ? Khi anh trở lại, thấy mẹ ôm mặt khóc rấm rứt. Anh chết sững với nỗi đau đầu đời. Anh ngồi xuống, quàng tay qua lưng mẹ. Những cơn mưa nhẹ thỉnh thoảng ào về, hoà với những dòng nước mắt âm thầm của đoàn người lũ lượt kéo nhau đi lên từ hướng Biên Hoà, nào xe máy cày, nào xe đạp thồ, gồng gánh …Người ta đi như trẩy hội buồn. Một hội buồn ray rứt khôn cùng. Người ta đi như những chiếc bóng không hồn, âm thầm, lì lợm, kiên nhẫn. Anh lấy nón che mưa cho mẹ, còn riêng mình anh ngửa mặt lên trời hứng giọt mưa bay, nhớ con bé .
Những ngày dài sâu hoắm như vô tâm đang đâm rách những mảng đời vốn đã chẳng vuông tròn của người dân xóm nhỏ. Những ngày nằm vật vờ bên lề đường xa lộ như kẻ lữ hành không nơi đến , vô định, chẳng biết về đâu. Ngày 28/4 qua đi, ngày 29 …trôi đi trên những hình ảnh khủng khiếp, những xác chết la liệt bên lề đường, những thây người nằm úp mặt , những chiếc xe ngã đổ chổng kềnh, có người mất đầu, cụt tay nằm im lặng vắt ngang thành xe…Những đoàn người vẫn âm thầm ngày đêm nối đuôi nhau dài như một con rắn khổng lồ, lầm lì. Hình như chẳng ai còn màng tới sống hay chết. Họ đã kiệt cạn ý nghĩ, khô rỗng trong đầu,họ cứ đi trong lúc trời vẫn kéo dài cơn mưa nhỏ hạt buồn thấm da.
Ngày 30/4…Anh nghe thấy người ta xì xào với nhau: “đầu hàng rồi, hết rồi…”. Có nhiều người xụt xùi, có nhiều người ngơ ngác. Người ta hỏi nhau ” bây giờ mình đi đâu?.”. Có người nói “ thì về nhà, chứ còn đi đâu …”. Có nhiều bà mẹ gìa đi thất thểu, lật từng xác chết để nhìn xem có phải con mình. Tiếng người ta gọi nhau ơi ới, giống như gom tàn… dân, rủ nhau cùng về quê . Mẹ con anh cũng theo đoàn người trở về con đường cũ. Con đường cũ giờ sao dài lê thê. Con đường vẫn còn nguyên dấu tích của một cuộc chạy loạn, chỗ kia vài cái nồi, chỗ nọ vài cái giỏ tung toé dăm bộ áo quần còn dính máu …Con đường về ngán ngẩm, bùi ngùi. Anh muốn chạy cho mau. Anh muốn gặp con bé…
Cuối cùng rồi cũng về tới nhà. Xóm nhỏ điêu tàn. Những đống tro, những cây cột cháy xém còn đứng bơ vơ. Đi ngang nhà con bé anh dừng lại, ngó vào. Một nửa căn nhà đã đổ nát, vắng bóng người. Không biết con bé giờ này ở đâu. Buổi chiều đang hắt những giọt nắng vàng. Vài anh bộ đội nón cối, dép râu nói bằng giọng bắc ngọng ngịu” bà con chạy đi đâu nàm gì. Ở nại nhà no nàm ăn. Cách mạng thành công dồi. Hoà bình dồi…”.
Bước vào nhà, mẹ nằm vật ra giường, khóc gọi Tú Bình ơi, con đang ở đâu? Mẹ đòi đi bộ xuống Vũng Tàu tìm chị. Anh thì tựa cửa nhìn ra xa bồn chồn, nhưng không biết đi đâu để tìm con bé.
- Mẹ à! Đừng lo lắng quá. Chị còn có anh rể lo mà. Họ ở gần biển…Có thể đã xuống tàu ra khơi . Biết đâu giờ này đã tới Mỹ quốc rồi cũng nên…
Một anh bộ đội vào xin cho tiểu đội anh đóng quân nhờ trong nhà. Mẹ anh từ chối” Tôi mẹ goá, con côi, các anh …à không, các…đồng chí ở e rằng không tiện …”
Anh bộ đội cười lộ hai hàm răng ưỡn ra “không sao…không sao, goá, con côi…hì hì…càng tốt. Bộ đội sẽ có dịp gíup đỡ gia đình những công việc nặt vặt. Chúng tôi nà bộ đội nhân rân mà, do rân mà da…”.
Và họ kéo vào ở trong nhà anh. Họ bảo anh cũng nên tham gia vào bộ đội để gìn giữ quê hương. Họ luôn miệng ca hát. Những bài hát nghe lạ tai, giọng cao the thé…Đôi khi họ làm ồn quá, hai mẹ con ra đứng ngoài sân, nắng đổ xuống trải dài hai cái bóng. Hai cái bóng gãy khúc chỗ hiên nhà.
Có ngày anh ra chợ ngồi lì trên sạp của con bé cả ngày, nghe có người nói “ gia đình con bé bị một chiếc T54 cán bẹp nhép khi xe bộ đội lạ đường chạy lung tung vào Sài gòn. Người ta bảo chính mắt họ nhìn thấy. Tim anh đau nhói, chân tay rụng rời. Nhưng cũng có người nói họ đã thấy gia đình con bé xuống chiếc tàu lớn ở bến Bạch Đằng ngày 29 tháng 4. Anh thầm cầu nguyện” xin ơn trên ban phước lành”.
Ngày nào cũng vài lần anh đi ngang nhà con bé trông chừng xem có ai về không, nhưng đã cả tháng nay rồi, ngôi nhà vẫn nằm cô đơn vắng vẻ. Có lúc anh bước vào ngồi ở đầu hè, hai tay chống cằm, nước mắt chảy nghe mặn trên môi.
Rồi mẹ con anh lại trở về với nương khoai, rẫy bắp. Người trước, người sau bước thấp bước cao trên cánh đồng cằn cỗi. Cuộc sống lại thiếu hụt quanh năm.
Lê Du Miên
Thứ Năm, 25 tháng 3, 2010
một lần nào cho tôi gặp lại em
Một lần nào cho tôi gặp lại Em
Đôi môi đó đến nay nào còn nồng
Một lần nào cho tôi gặp lại Em
Rồi thiên thu sẽ là nhung nhớ
Giòng đời nào đưa Em đi về đâu
Sao không thấy qua đây một lần
Giòng đời nào đưa tôi đi về đâu
Những bến bờ xưa cũ đã mờ
Ôi mái tóc mây bay
Giờ còn không tiếng nói thơ ngây
Giờ còn không, Em có vui không?
Hai má còn hồng?
Tuổi thơ qua mau quá tôi ngỡ như ngày nào
Đôi mắt Em như sao soi thấu tâm hồn nhau
Giờ đời tôi đã úa, tay cố bơi cùng người
Tim cũ nuôi thân tôi?
Đôi mắt quầng thâm rồi
Một lần nào cho tôi gặp lại Em
Nghe Em nói tôi vui một lần
Một lần nào cho tôi gặp lại Em
Còn chút tình đốt hết một lần...
(nhạc & lời Vũ Thành An)
Đôi môi đó đến nay nào còn nồng
Một lần nào cho tôi gặp lại Em
Rồi thiên thu sẽ là nhung nhớ
Giòng đời nào đưa Em đi về đâu
Sao không thấy qua đây một lần
Giòng đời nào đưa tôi đi về đâu
Những bến bờ xưa cũ đã mờ
Ôi mái tóc mây bay
Giờ còn không tiếng nói thơ ngây
Giờ còn không, Em có vui không?
Hai má còn hồng?
Tuổi thơ qua mau quá tôi ngỡ như ngày nào
Đôi mắt Em như sao soi thấu tâm hồn nhau
Giờ đời tôi đã úa, tay cố bơi cùng người
Tim cũ nuôi thân tôi?
Đôi mắt quầng thâm rồi
Một lần nào cho tôi gặp lại Em
Nghe Em nói tôi vui một lần
Một lần nào cho tôi gặp lại Em
Còn chút tình đốt hết một lần...
(nhạc & lời Vũ Thành An)
Thứ Hai, 22 tháng 3, 2010
Chợt Hoàng Hôn Về Tự Bao Giờ
Tôi uể oải nằm xuống. Chiếc giường đêm nay như rộng qúa nhiều sau một ngày mệt mỏi. Mệt thể xác. Mệt tinh thần. Hai cái mệt nó quyện vào nhau, dìm tôi xuống chín tầng địa phủ. Tôi ngộp thở.
Thể xác tôi mệt vì suốt ngày hôm qua phải lo đóng thùng cho cô nhà tôi, chẳng là cô ấy đi Việt Nam, về thăm bà cụ, tuổi cũng đã mặt trăng xế bóng và cũng đã lâu rồi…mẹ con xa nhau.” Đi xa nhớ mẹ hiền”. Chữ không khắc ở trên tay nhưng đã in đậm trong trái tim non nớt, lúc nào cũng rướm rướm nước mắt mỗi khi nghe ai đó nhắc nhớ về tình mẫu tử. Và ngày hôm nay đưa cô ấy ra sân bay, chờ đợi, nín thở lòng bồn chồn lo lắng khi cả hàng trăm hành khách đi qua hàng rào an ninh phi trường một cách ngon lành như ăn một chiếc hamburger, còn nhà tôi …cô ấy đang phải nhai một chiếc xương…cọp, chiếc xương dường như vướng mắc đâu ở cần cổ, nên nhân viên an ninh đang bắt cô phải dơ cả hai tay lên trời, họ dùng cái khúc cây bùa phép niệm thần chú vuốt từ trên đầu trên cổ cô ấy vuốt xuống cho đến khi chắc khúc xương đã chiu chui tọt vào bao tử rồi họ mới cho cô ấy mặc áo khoác, xỏ giày lại …Ngó cái cảnh ấy mà tôi toát mồ hôi, thương cho vợ tôi quá, thương cho những đồ đạc lỉnh kỉnh cô ta mang theo, thương cho những đôi mắt bàng quang dòm ngó chung quanh. Tôi đã nhắc nhở cô ấy nhiều lần về cái điều phiền hà có thể xảy ra tại phi trường nhưng cô vẫn không nghe. Nhà tôi sinh ra nhằm năm con rắn mà. Rắn đầu, rắn cổ , rắn cả toàn thân, nên từ khi gá nghĩa vợ chồng với nhau, tôi mỗi ngày mỗi mệt. Ngày nào cũng có cái mệt của ngày ấy. Cái mệt càng trầm trọng thêm theo thời gian, khi tuổi tác chồng chất, khi tóc đã lấm tấm vương vãi những bông tuyết mùa đông. Đêm nay vợ đi rồi tôi cứ tưởng là mình được thoải mái, yên giấc nồng, nhưng sao tôi vẫn không ngủ được. Nhìn căn phòng mờ mờ trong đêm, nhìn ngang , nhìn dọc, nhìn lên trần nhà chỗ nào cũng thấy trống vắng. Tại sao lúc mình bị con rắn nó quấn, nó siết thì mình muốn tháo gỡ nó ra, thế mà giờ đây…khi con rắn đi rồi tôi lại thấy chân tay mình tự do thừa thãi quá. Tôi quơ vội chiếc gối ôm, cố siết cứng lấy nó để có cảm giác chân tay mình được khoá lại, được trói lại. Không hiểu tại sao tôi lại hát thầm thì:
“Em ơi, Hà nội phố. Ta còn em mùi hoàng lan.Ta còn em, mùi hoa sữa. Con đường vắng rì rào cơn mưa nhỏ. Ai đó chờ ai tóc xoã vai mềm …”.
Ồ không, chỉ một tháng thôi mà …Đâu phải là đi luôn.
Tinh thần tôi cũng quá ư là mệt mỏi. Với căn bệnh viêm gan C nó đeo đuổi tôi hàng chục năm nay, hôm đi khám tổng quát định kỳ hàng năm vừa qua, khi siêu âm lại phát hiện ra trong trái thận bên phải có hai cái bọc nước. Ông bác sĩ gia đình bảo chuyện đó là thường thôi. Nhưng sao tôi vẫn lo và lại cảm thấy cái bụng mình nó không ổn, dường như nó cứ chương lên dù tôi chả dám ăn uống gì nhiều. Tôi bắt đầu thấy cuộc đời mình đã đi gần đến con đường hầm, một đường hầm mà bên kia có một vùng sáng mơ hồ. Bên kia đó là những điều kỳ bí. Khi tôi nghĩ tới người bạn ở North Carolina, tôi lại thương vợ tôi vô cùng. Một ngày nào đó có thể là rất gần, vợ tôi rồi sẽ cũng trở thành goá phụ trẻ tuổi thời bình sau khi đã mệt nhoài với những ngày tháng cuối của đời tôi. Tôi nằm ôm chiếc gối. Trong đầu tôi bây giờ là giọng cao vút của Bằng Kiều trong cùng bài ca Em ơi Hà nội phố: ”Mùa đông năm ấy. Tiếng dương cầm trong căn nhà đổ. Tan lễ chiều sao còn vọng tiếng chuông ngân. Ta còn em một màu xanh thời gian. Một chiều phai tóc em bay. Chợt nhoà. Chợt hiên. Người nghệ sĩ lang thang hoài trên phố. Bỗng thấy mình chẳng nhớ nổi một con đường.”. Ồ đừng lo , tôi sẽ nhớ được một con đường và nhớ mãi …vì tôi không là một nghệ sĩ và càng không phải là môt người hay đi lang thang.
Cuối cùng tôi cũng thiếp vào giấc ngủ. Một giấc ngủ…oải chưa từng thấy. Trong giấc ngủ ấy ẩn hiện nhiều giấc mơ , lộn xộn như cái đống báo cũ vất ngổn ngang trong phòng. Tôi mơ tôi cũng bay về Việt Nam, để cùng với cô nhà tôi đi thăm họ hàng, thăm bà con sau bao ngày xa cách. Và cũng có thể là thăm để như một lời từ biệt thiên thu. Tôi cũng muốn ghé về thăm ngôi mộ của ba mẹ nữa. Nhưng không hiểu vì sao khi về tới Sài Gòn, tôi lại không còn nhớ gì tới vợ mình mà lại nhớ tới Hường một người bạn gái cũ đã mất tin nhau từ lâu lắm. Tôi không về dưới Biên Hoà ngay, tôi gọi taxi về Vườn Xoài, nơi mà ngày xưa tôi đã bao lần theo Hường qua hết ngõ này, hẻm kia và nhất là ngôi thánh đường thân thương . Hồi đó nàng là một ca viên của ca đoàn nhà thờ . Tôi không những mê nàng mà còn ngất ngây về giọng ca ngọt như mật ong của nàng . Xuống xe tôi rảo bước vào nhà thờ đúng lúc thánh lễ sáng chúa nhật. Chỗ mà tôi hướng tới đấu tiên là nhìn trên sàn hát của ca đoàn, mong để tìm thấy Hường trên đó, tôi thật sự thấy Hường ẩn hiện đâu đây, dù tôi biết đã bao năm trôi qua , đã có biết bao đổi thay rồi. Ngay cả khi đối diện với nàng cũng chưa chắc tôi đã nhận ra. Trên bàn thánh vị Linh mục bắt đàu đọc Phúc âm .Tôi nghe mơ hồ vì âm thanh phát ra từ những chiếc loa rè rè :
-Bác ở cùng anh chị em
-Và ở cùng cha …
-Trích thơ bác gởi cho đồng bào miền Nam….
Đọc một hồi, cuối cùng vị Linh mục giơ cao cuốn sáchTân ước ngang mặt:
-Đó là lời bác.
Một vài tiếng đáp lại loạc choạc trong số các con chiên ngoan đao:
-Lạy Bác, Ngợi khen bác.
Tôi ngơ ngác. Lỗ tai tôi lùng bùng. Tôi đưa cả hai tay lên xoa xoa , ấn ấn hai cái tai của mình, đánh thức nó về thực tại vì tôi sợ nó cũng đang ngủ mê. Nhưng không , tôi đâu có nghe nhầm. Tôi quay ngang hỏi khẽ một cụ già đang quỳ bên cạnh:
-Cụ ơi ! Sao ông cha lại đọc cái gì kỳ thế ?
Ông cụ chắp tay vẫn nghiêm trang nhìn lên bàn thánh, nói thì thầm như đang cầu nguyện;
-Đừng nghe những gì ông ấy đọc, mà hãy mở lòng mở trí ra mà cảm tạ Thiên chúa.
Tôi cũng chắp tay, mắt nhắm lại và nghĩ rằng chắc có những thay đổi trong phụng vụ ở quê nhà mà mình không biết, vì thật ra tôi cũng chỉ là một con chiên khô khan nguội lạnh của chúa, có mấy khi quan tâm đến những chuyện của giáo hội đâu. Ngay cả tên vị Giáo hoàng đương thời tôi cũng còn không nhớ rõ nữa là.
Thánh lễ đã xong. Tôi bước ra khỏi thánh đường với lòng nặng trĩu lo âu. Ngày phải ra trình diện trước toà phán xét công thẳng của chúa gần kề mà tôi chưa hề chuẩn bị gì cả . Đang đứng tần ngần giữa going người và giòng tư tưởng xám hối thì một hình bóng quen thuộc trong chiếc aó dài xanh đọt chuối ngày nào tha thướt đi qua trước mặt. Tôi mừng quá chạy vội theo
-Cô ơi …À không …bà ơi
Bà ta chắc khoảng năm mươi , đứng lại ngơ ngác nhìn tôi
-Ông gọi tôi ?
Tôi xoa tay cười làm quen:
-Vâng …Xin lỗi …Có thể cho tôi hỏi thăm. Trông bà quen quá . Không biết có phải bà là bà Huờng không ạ ?
Bà ta tròn xoe đôi mắt: “Ủa, sao ông lại biết tôi ?”
Cái tiếng “ủa” đó làm sống lại trong tôi bao nhiêu kỷ niệm. Hồi đó Hường của tôi hay “ủa” lắm . “Ủa, em đâu có biết”. Ủa dzậy sao?”. “Ủa tưởng không thèm nói chuyện với người ta nữa.”. Ủa , tưởng quên luôn rồi …sao còn …”
Tôi mừng quá. Tôi nói lắp bắp :” Anh đây . Anh là Du đây nè. Có nhận ra anh không ? Vừa nói tôi vừa đưa tay ra nắm lấy tay bà ta. Bà ta vội vàng dật tay lại, trợn mắt nhìn tôi:”Du nào…Tôi đâu có quen gì với ông , ông nhầm rồi.”. Tôi đang há hốc mồm ra, thuyết pháp, mong muốn dìu bà ta về lại những năm xưa, nhưng chợt một ông cụ trông rất hom hem, hung hắng ho, chậm rãi đi lại. Ông ta hỏi, giọng khàn khàn:” Ai đấy ?”. “Chả biết là ai, dưng không lại nhận mình là người quen, còn …xuồng xã …”. Ông già lừ lừ đôi mắt nhìn tôi rồi đưa tay nắm tay Hường kéo đi: “Thôi đi về bà.”. Tôi còn nghe lõm bõm vài câu ông ta cằn nhằn:” Đã bảo bà có tuổi rồi, ăn mặc xuề xoà thôi, trưng diện làm gì …để ra đường bị người ta chọc ghẹo”. Trời! Oan cho tui biết chừng nào. Tôi có chọc ghẹo chi đâu hở trời. Tôi hướng về phía nhà thờ, đấm ngực :” Lạy chúa, chúa biết con bị oan. Chúa biết con đang muốn dọn đường để về trình diện chúa. Con đâu có ngu gì mà làm cho con đường thêm gồ ghề, thêm lầy lội…”. Đang phân bua cùng chúa, tôi chợt như có linh tính chúa đang đứng trước mặt mình. Tôi mở mắt nhìn lên thì ra là vị linh mục . Tôi lúng túng như vưà bị bắt qủa tang mình phạm tội “Con lạy …Bác ạ”. “Bác cháu gì ! Cha đây. Ông làm gì mà đứng như trời trồng ở đây. Lễ đã xong, đi đi. Đi bình an.”. Tôi mừng quá, vội vàng nói:” Tạ ơn bác.”. Vị linh mục chắp tay sau đít lững thững đi về phía nhà xứ, lầm bầm:” Lại bác …bác với …cháu…”.
Một chút hy vọng gặp lại người xưa đã tắt lịm. Tôi như người mộng du, hụt hẫng bước ra đường. Tôi nghe tiếng thắng xe rít lên, thân xác tôi bị hất tung giữa đường, những chiếc xe gắn máy ào tới như bầy chó sói , chồm lên. Tôi thét to sợ hãi, rồi bừng tỉnh. Qua một cơn mê, mồ hôi tôi nhễ nhại, hơi thở tôi dồn dập. Khát nước quá, tôi bò dậy, xuống nhà bếp.
Đồng hồ đã chỉ tám giờ sáng mà trời bên ngoài vẫn còn lờ mờ tối vì cơn mưa dai dẳng của xứ “ngàn thong”này. Xứ này người ta gọi là xứ hoa hồng, nhưng có người lại gọi là xứ ngàn thông, nghe cũng lãng mạn lắm, và tự dưng tôi lại thích cái tên này.
Tôi rót ly nước và mở nhạc. Tôi muốn nghe lại bài nhạc tôi đã nghe trong cơn mê “em ơi, Hà nội phố”.
“Ta còn em hàng phố cũ rêu phong
Và từng mái ngói xô nghiêng
Nao nao kỷ niệm
Chiều Hồ tây lao xao hoài con sóng
Chợt hoàng hôn về tự bao giờ.
(nhạc Phú Quang)
Hoàng hôn của đời mình, hoàng hôn của đời tôi đã về rồi. Tôi đã nhìn thấy những sợi nắng vàng. Những sợi nắng nhạt lắm từ cuối chân trời. Những sợi nắng đang bị bóng đêm gặm nhấm từng phần, đang bị bóng tối dồn vào con đường hầm. Con đường hầm tối tăm, ẩm thấp mà đời người cuối cùng rồi cũng phải đi qua. Chân tôi đang ngấp nghé bước vào chốn vô định. Cám ơn bác…à không cám ơn Chuá, cám ơn đời vẫn cho tôi một sự bình tĩnh. Tôi thở dài uống cạn ly nước và nhớ tới vợ tôi. Chắc giờ này cô ta đã về tới Viêt Nam rồi. Vợ ơi ! Cầu chúc em một chuyến trở về vui vẻ.
Lê Du Miên
Thể xác tôi mệt vì suốt ngày hôm qua phải lo đóng thùng cho cô nhà tôi, chẳng là cô ấy đi Việt Nam, về thăm bà cụ, tuổi cũng đã mặt trăng xế bóng và cũng đã lâu rồi…mẹ con xa nhau.” Đi xa nhớ mẹ hiền”. Chữ không khắc ở trên tay nhưng đã in đậm trong trái tim non nớt, lúc nào cũng rướm rướm nước mắt mỗi khi nghe ai đó nhắc nhớ về tình mẫu tử. Và ngày hôm nay đưa cô ấy ra sân bay, chờ đợi, nín thở lòng bồn chồn lo lắng khi cả hàng trăm hành khách đi qua hàng rào an ninh phi trường một cách ngon lành như ăn một chiếc hamburger, còn nhà tôi …cô ấy đang phải nhai một chiếc xương…cọp, chiếc xương dường như vướng mắc đâu ở cần cổ, nên nhân viên an ninh đang bắt cô phải dơ cả hai tay lên trời, họ dùng cái khúc cây bùa phép niệm thần chú vuốt từ trên đầu trên cổ cô ấy vuốt xuống cho đến khi chắc khúc xương đã chiu chui tọt vào bao tử rồi họ mới cho cô ấy mặc áo khoác, xỏ giày lại …Ngó cái cảnh ấy mà tôi toát mồ hôi, thương cho vợ tôi quá, thương cho những đồ đạc lỉnh kỉnh cô ta mang theo, thương cho những đôi mắt bàng quang dòm ngó chung quanh. Tôi đã nhắc nhở cô ấy nhiều lần về cái điều phiền hà có thể xảy ra tại phi trường nhưng cô vẫn không nghe. Nhà tôi sinh ra nhằm năm con rắn mà. Rắn đầu, rắn cổ , rắn cả toàn thân, nên từ khi gá nghĩa vợ chồng với nhau, tôi mỗi ngày mỗi mệt. Ngày nào cũng có cái mệt của ngày ấy. Cái mệt càng trầm trọng thêm theo thời gian, khi tuổi tác chồng chất, khi tóc đã lấm tấm vương vãi những bông tuyết mùa đông. Đêm nay vợ đi rồi tôi cứ tưởng là mình được thoải mái, yên giấc nồng, nhưng sao tôi vẫn không ngủ được. Nhìn căn phòng mờ mờ trong đêm, nhìn ngang , nhìn dọc, nhìn lên trần nhà chỗ nào cũng thấy trống vắng. Tại sao lúc mình bị con rắn nó quấn, nó siết thì mình muốn tháo gỡ nó ra, thế mà giờ đây…khi con rắn đi rồi tôi lại thấy chân tay mình tự do thừa thãi quá. Tôi quơ vội chiếc gối ôm, cố siết cứng lấy nó để có cảm giác chân tay mình được khoá lại, được trói lại. Không hiểu tại sao tôi lại hát thầm thì:
“Em ơi, Hà nội phố. Ta còn em mùi hoàng lan.Ta còn em, mùi hoa sữa. Con đường vắng rì rào cơn mưa nhỏ. Ai đó chờ ai tóc xoã vai mềm …”.
Ồ không, chỉ một tháng thôi mà …Đâu phải là đi luôn.
Tinh thần tôi cũng quá ư là mệt mỏi. Với căn bệnh viêm gan C nó đeo đuổi tôi hàng chục năm nay, hôm đi khám tổng quát định kỳ hàng năm vừa qua, khi siêu âm lại phát hiện ra trong trái thận bên phải có hai cái bọc nước. Ông bác sĩ gia đình bảo chuyện đó là thường thôi. Nhưng sao tôi vẫn lo và lại cảm thấy cái bụng mình nó không ổn, dường như nó cứ chương lên dù tôi chả dám ăn uống gì nhiều. Tôi bắt đầu thấy cuộc đời mình đã đi gần đến con đường hầm, một đường hầm mà bên kia có một vùng sáng mơ hồ. Bên kia đó là những điều kỳ bí. Khi tôi nghĩ tới người bạn ở North Carolina, tôi lại thương vợ tôi vô cùng. Một ngày nào đó có thể là rất gần, vợ tôi rồi sẽ cũng trở thành goá phụ trẻ tuổi thời bình sau khi đã mệt nhoài với những ngày tháng cuối của đời tôi. Tôi nằm ôm chiếc gối. Trong đầu tôi bây giờ là giọng cao vút của Bằng Kiều trong cùng bài ca Em ơi Hà nội phố: ”Mùa đông năm ấy. Tiếng dương cầm trong căn nhà đổ. Tan lễ chiều sao còn vọng tiếng chuông ngân. Ta còn em một màu xanh thời gian. Một chiều phai tóc em bay. Chợt nhoà. Chợt hiên. Người nghệ sĩ lang thang hoài trên phố. Bỗng thấy mình chẳng nhớ nổi một con đường.”. Ồ đừng lo , tôi sẽ nhớ được một con đường và nhớ mãi …vì tôi không là một nghệ sĩ và càng không phải là môt người hay đi lang thang.
Cuối cùng tôi cũng thiếp vào giấc ngủ. Một giấc ngủ…oải chưa từng thấy. Trong giấc ngủ ấy ẩn hiện nhiều giấc mơ , lộn xộn như cái đống báo cũ vất ngổn ngang trong phòng. Tôi mơ tôi cũng bay về Việt Nam, để cùng với cô nhà tôi đi thăm họ hàng, thăm bà con sau bao ngày xa cách. Và cũng có thể là thăm để như một lời từ biệt thiên thu. Tôi cũng muốn ghé về thăm ngôi mộ của ba mẹ nữa. Nhưng không hiểu vì sao khi về tới Sài Gòn, tôi lại không còn nhớ gì tới vợ mình mà lại nhớ tới Hường một người bạn gái cũ đã mất tin nhau từ lâu lắm. Tôi không về dưới Biên Hoà ngay, tôi gọi taxi về Vườn Xoài, nơi mà ngày xưa tôi đã bao lần theo Hường qua hết ngõ này, hẻm kia và nhất là ngôi thánh đường thân thương . Hồi đó nàng là một ca viên của ca đoàn nhà thờ . Tôi không những mê nàng mà còn ngất ngây về giọng ca ngọt như mật ong của nàng . Xuống xe tôi rảo bước vào nhà thờ đúng lúc thánh lễ sáng chúa nhật. Chỗ mà tôi hướng tới đấu tiên là nhìn trên sàn hát của ca đoàn, mong để tìm thấy Hường trên đó, tôi thật sự thấy Hường ẩn hiện đâu đây, dù tôi biết đã bao năm trôi qua , đã có biết bao đổi thay rồi. Ngay cả khi đối diện với nàng cũng chưa chắc tôi đã nhận ra. Trên bàn thánh vị Linh mục bắt đàu đọc Phúc âm .Tôi nghe mơ hồ vì âm thanh phát ra từ những chiếc loa rè rè :
-Bác ở cùng anh chị em
-Và ở cùng cha …
-Trích thơ bác gởi cho đồng bào miền Nam….
Đọc một hồi, cuối cùng vị Linh mục giơ cao cuốn sáchTân ước ngang mặt:
-Đó là lời bác.
Một vài tiếng đáp lại loạc choạc trong số các con chiên ngoan đao:
-Lạy Bác, Ngợi khen bác.
Tôi ngơ ngác. Lỗ tai tôi lùng bùng. Tôi đưa cả hai tay lên xoa xoa , ấn ấn hai cái tai của mình, đánh thức nó về thực tại vì tôi sợ nó cũng đang ngủ mê. Nhưng không , tôi đâu có nghe nhầm. Tôi quay ngang hỏi khẽ một cụ già đang quỳ bên cạnh:
-Cụ ơi ! Sao ông cha lại đọc cái gì kỳ thế ?
Ông cụ chắp tay vẫn nghiêm trang nhìn lên bàn thánh, nói thì thầm như đang cầu nguyện;
-Đừng nghe những gì ông ấy đọc, mà hãy mở lòng mở trí ra mà cảm tạ Thiên chúa.
Tôi cũng chắp tay, mắt nhắm lại và nghĩ rằng chắc có những thay đổi trong phụng vụ ở quê nhà mà mình không biết, vì thật ra tôi cũng chỉ là một con chiên khô khan nguội lạnh của chúa, có mấy khi quan tâm đến những chuyện của giáo hội đâu. Ngay cả tên vị Giáo hoàng đương thời tôi cũng còn không nhớ rõ nữa là.
Thánh lễ đã xong. Tôi bước ra khỏi thánh đường với lòng nặng trĩu lo âu. Ngày phải ra trình diện trước toà phán xét công thẳng của chúa gần kề mà tôi chưa hề chuẩn bị gì cả . Đang đứng tần ngần giữa going người và giòng tư tưởng xám hối thì một hình bóng quen thuộc trong chiếc aó dài xanh đọt chuối ngày nào tha thướt đi qua trước mặt. Tôi mừng quá chạy vội theo
-Cô ơi …À không …bà ơi
Bà ta chắc khoảng năm mươi , đứng lại ngơ ngác nhìn tôi
-Ông gọi tôi ?
Tôi xoa tay cười làm quen:
-Vâng …Xin lỗi …Có thể cho tôi hỏi thăm. Trông bà quen quá . Không biết có phải bà là bà Huờng không ạ ?
Bà ta tròn xoe đôi mắt: “Ủa, sao ông lại biết tôi ?”
Cái tiếng “ủa” đó làm sống lại trong tôi bao nhiêu kỷ niệm. Hồi đó Hường của tôi hay “ủa” lắm . “Ủa, em đâu có biết”. Ủa dzậy sao?”. “Ủa tưởng không thèm nói chuyện với người ta nữa.”. Ủa , tưởng quên luôn rồi …sao còn …”
Tôi mừng quá. Tôi nói lắp bắp :” Anh đây . Anh là Du đây nè. Có nhận ra anh không ? Vừa nói tôi vừa đưa tay ra nắm lấy tay bà ta. Bà ta vội vàng dật tay lại, trợn mắt nhìn tôi:”Du nào…Tôi đâu có quen gì với ông , ông nhầm rồi.”. Tôi đang há hốc mồm ra, thuyết pháp, mong muốn dìu bà ta về lại những năm xưa, nhưng chợt một ông cụ trông rất hom hem, hung hắng ho, chậm rãi đi lại. Ông ta hỏi, giọng khàn khàn:” Ai đấy ?”. “Chả biết là ai, dưng không lại nhận mình là người quen, còn …xuồng xã …”. Ông già lừ lừ đôi mắt nhìn tôi rồi đưa tay nắm tay Hường kéo đi: “Thôi đi về bà.”. Tôi còn nghe lõm bõm vài câu ông ta cằn nhằn:” Đã bảo bà có tuổi rồi, ăn mặc xuề xoà thôi, trưng diện làm gì …để ra đường bị người ta chọc ghẹo”. Trời! Oan cho tui biết chừng nào. Tôi có chọc ghẹo chi đâu hở trời. Tôi hướng về phía nhà thờ, đấm ngực :” Lạy chúa, chúa biết con bị oan. Chúa biết con đang muốn dọn đường để về trình diện chúa. Con đâu có ngu gì mà làm cho con đường thêm gồ ghề, thêm lầy lội…”. Đang phân bua cùng chúa, tôi chợt như có linh tính chúa đang đứng trước mặt mình. Tôi mở mắt nhìn lên thì ra là vị linh mục . Tôi lúng túng như vưà bị bắt qủa tang mình phạm tội “Con lạy …Bác ạ”. “Bác cháu gì ! Cha đây. Ông làm gì mà đứng như trời trồng ở đây. Lễ đã xong, đi đi. Đi bình an.”. Tôi mừng quá, vội vàng nói:” Tạ ơn bác.”. Vị linh mục chắp tay sau đít lững thững đi về phía nhà xứ, lầm bầm:” Lại bác …bác với …cháu…”.
Một chút hy vọng gặp lại người xưa đã tắt lịm. Tôi như người mộng du, hụt hẫng bước ra đường. Tôi nghe tiếng thắng xe rít lên, thân xác tôi bị hất tung giữa đường, những chiếc xe gắn máy ào tới như bầy chó sói , chồm lên. Tôi thét to sợ hãi, rồi bừng tỉnh. Qua một cơn mê, mồ hôi tôi nhễ nhại, hơi thở tôi dồn dập. Khát nước quá, tôi bò dậy, xuống nhà bếp.
Đồng hồ đã chỉ tám giờ sáng mà trời bên ngoài vẫn còn lờ mờ tối vì cơn mưa dai dẳng của xứ “ngàn thong”này. Xứ này người ta gọi là xứ hoa hồng, nhưng có người lại gọi là xứ ngàn thông, nghe cũng lãng mạn lắm, và tự dưng tôi lại thích cái tên này.
Tôi rót ly nước và mở nhạc. Tôi muốn nghe lại bài nhạc tôi đã nghe trong cơn mê “em ơi, Hà nội phố”.
“Ta còn em hàng phố cũ rêu phong
Và từng mái ngói xô nghiêng
Nao nao kỷ niệm
Chiều Hồ tây lao xao hoài con sóng
Chợt hoàng hôn về tự bao giờ.
(nhạc Phú Quang)
Hoàng hôn của đời mình, hoàng hôn của đời tôi đã về rồi. Tôi đã nhìn thấy những sợi nắng vàng. Những sợi nắng nhạt lắm từ cuối chân trời. Những sợi nắng đang bị bóng đêm gặm nhấm từng phần, đang bị bóng tối dồn vào con đường hầm. Con đường hầm tối tăm, ẩm thấp mà đời người cuối cùng rồi cũng phải đi qua. Chân tôi đang ngấp nghé bước vào chốn vô định. Cám ơn bác…à không cám ơn Chuá, cám ơn đời vẫn cho tôi một sự bình tĩnh. Tôi thở dài uống cạn ly nước và nhớ tới vợ tôi. Chắc giờ này cô ta đã về tới Viêt Nam rồi. Vợ ơi ! Cầu chúc em một chuyến trở về vui vẻ.
Lê Du Miên
Chủ Nhật, 21 tháng 3, 2010
mơ đêm
em về giữa giấc mơ đêm
ta run tay cởi vải mềm thơm da
môi ta chùn chụt trên hoa
em co chân để trào ra phấn hồng
dấu son em đã cho chồng
ái ân em đã mặn nồng bên mô
ta ngơ ngẩn tiếc bên hồ
vừa rơi mất một bờ môi ngọt bùi
em về đêm gọi ta vui
cho ta rúc mặt giữa đùi em thơm
lửa kề bên cạnh đống rơm
ta cong lưng thổi cho thêm lửa bùng
Lê Du Miên
http://vhnt.net/tho/?281
ta run tay cởi vải mềm thơm da
môi ta chùn chụt trên hoa
em co chân để trào ra phấn hồng
dấu son em đã cho chồng
ái ân em đã mặn nồng bên mô
ta ngơ ngẩn tiếc bên hồ
vừa rơi mất một bờ môi ngọt bùi
em về đêm gọi ta vui
cho ta rúc mặt giữa đùi em thơm
lửa kề bên cạnh đống rơm
ta cong lưng thổi cho thêm lửa bùng
Lê Du Miên
http://vhnt.net/tho/?281
Bên Kia Đồi Thông
Ông bà ta có câu:” Đố ai nằm ngủ không mơ”. Ấy thế mà tôi đã có hơn 40 chục năm nằm ngủ chả mơ mẩn gì bao giờ. Có người bảo tôi là bốc phét. Tôi chả dám cãi cho mình nhưng thật sự là thế. Hay tại có nằm mơ nhưng khi thức dậy chả còn nhớ gì hết trơn trọi. Điều này cũng không có lý vì nếu cái trí nhớ của tôi còi kiết, nghèo nàn như thế thì làm gì mà tôi…học hành nổi và tôi chắc là dốt đặc cán cuốc rồi, đâu có thể ngồi gõ lách cách bàn phím như hôm nay. Nhưng có một điều quái lạ là sao một vài năm gần đây tôi lại bị hội chứng “mơ” quấy phá. Hễ cứ nằm xuống chợp mắt đi là mơ bất kể ngày đêm. Bà thày lang ta thì bảo là quả tim tôi bị yếu, nó bơm máu không đều lên bộ óc, nên cái não khôngđủ năng lượng để nghỉ ngơi , nó phải làm việc…ngày làm chưa đủ tranh thủ làm đêm và tạo ra những giấc mơ. Những giấc mơ chẳng đâu vào với đâu. Những giấc mơ làm tôi mệt nhoài.
Đêm vừa rồi tôi nằm mơ tôi đi xin việc làm, chả là tôi bị thất nghiệp cả năm nay, ngày nào cũng đi xin việc , ngày nào cũng ngóng cổ hướng về Washington coi thử xem ông Ô Bá mà có hoá phép ra cái job nào không để chộp nhưng chờ hoài chờ huỷ mà vẫn “bỏng không”. Tôi vào xin việc ở cái Shop xửa xe. Ông chủ Shop nhận ngay và đưa cho tôi hai cái “gun” bắn ốc bù loong, rồi bảo tôi ra vặn ốc thử, chắc là để xem tay nghề của tôi cỡ nào. Tôi cầm hai cái “súng “ lững thững đi về phía chiếc xe đã được nâng lên cao khỏi đầu, tính đưa súng vào để bóp cò, thì ông chủ lại bảo” không phải cái xe đó, cái xe phế thải bỏ ngoài kia kià”. Tôi trả lời “dạ” rồi thủng thẳng đi lại hướng ông ta nói. Tới bên cạnh chiếc xe, đúng ra không phải là chiếc xe mà chỉ là một đống sắt, vì mọi bộ phận rời trong ngoài người ta đã tháo đi hết. Tôi cầm cây súng lăm le để tìm con ốc nào đó để đút nó vào , nhưng thật là bất hạnh, tìm hoài mà chả thấy . Tôi đút cây súng vào cái lỗ hổng, khua khua vài cái. Tiếng cọ sát của súng vào thành lỗ hổng nghe xồn xột. Bây giờ tôi mới nhìn kỹ lại thì ra tôi đang cầm trên tay hai trái chuối. Tôi đang ngẩn tò te không hiểu tại sao lại thế này. Từ sáng tới giờ đói meo, cái bụng cồn cào, đang tính bóc chuối ăn thì tôi thấy trên con đường người ta kéo nhau đi đâu mà đông lắm, mỗi lúc một đông thêm, trên khuôn mặt mọi người đều hiện rõ vẻ đăm chiêu, lo lắng. Tôi bất ngờ nối đuôi theo họ, đi qua những ngã tư đường. Ngã tư nào cũng có người cầm bảng viết nguệch ngoạc trên miếng giấy thùng. Chẳng cần đọc cũng biết họ viết cái gì. Họ đứng bất động như những pho tượng nghệ thuật của những nghệ sĩ tạc hình. Đoàn người vẫn đi dường như không ai để ý tới những pho tượng đó dù có vài pho tượng là phụ nữ khá đẹp và duyên dáng. Tôi bất mãn với thái độ dửng dưng của họ. Tôi hét to:” Các người có còn là con người không? Sao không gíup đỡ một chút gì đó cho những người bất hạnh này? Tại sao?”. Họ vẫn cứ đi như là chả nghe thấy tôi nói gì. Tôi đứng nhìn theo họ thở dài. Họ đang rẽ vào sở thất nghiệp. Tôi tần ngần bước đi. Con đường tôi đi mỗi lúc một xa thành phố. Hai bên đường là những thửa ruộng với những mảng lúa cằn cỗi, lép xẹp. Phía chân trời trước mắt mây đen vần vũ. Trời như sắp nổi cơn giông. Tôi đâm hoảng vì nếu cứ đi như thế này giữa đồng không mông quạnh mà gặp mưa gió thì không biết trú ẩn nơi đâu. Tôi đứng ngó chung quanh, trên miếng ruộng trước mặt, nước lấp xắp, thấy có mấy con cá rô hay cá diếc gì đó đang mắc cạn. Tôi mừng quá xăn tay áo, kéo ống quần lên, lội xuống. Tôi bắt từng con dễ dàng và ném chúng lên bờ, mừng thầm trong bụng, cũng không bõ công một ngày đi lang thang tìm việc. Tôi vừa bắt xẩy một con, chắc là con cá trê, to lắm, cá bắt xẩy mà, con nào cũng to. Đã không bắt được mà còn bị nó đâm cái ngạnh vào tay đau nhức nhối. Tôi đang nắm cái tay đau nhăn nhó thì bỗng nghe có tiếng cười dòn tan. Tôi giật mình ngó lên bờ thì thấy Xuân, cô bạn học rất than ngày xưa. Có điều lạ là Xuân hiện đang ở mãi bên Úc mà sao lại xuất hiện ở chỗ này. Xuân đang nhặt dùm tôi mấy con cá gói vào một cái lá chuối, cười duyên bảo tôi:” Thôi lên bờ đi, chúng mình về Buôn mê thuột nha”. Cái tên “Buôn mê” làm tôi hãi hung, vì 35 năm trước tôi đã từng xất bất xang bang nơi rừng núi trùng điệp này. Tôi đã từng sống như một tarzan thời đại, đêm chui ngày ngủ trên những ngọn cây, để mò đường về dưới biển. Xuân rủ tôi về Buôn mê thuột để làm gì nhỉ. Tôi chẳng biết nhưng tôi cũng gật đầu. Xuân đưa tay phủi một cục bùn nhỏ dính trên mặt tôi. Cục bùn kéo ra thành một vệt dài trên má. Xuân chỉ về phía sau xa tít rồi hối thúc tôi:” Mau lên, Hạ Trắng đang lái xe tới chở chúng mình đi kìa.”. Hạ Trắng là đứa con gái tôi. Cháu còn nhỏ làm gì đã lái được xe chứ. Nhưng tôi cũng lại một lần nữa gật đầu. Thế là chả hiểu giữa cánh đồng mất mùa lúa lép đó, chúng tôi đã đi bằng phương tiện nào mà lai tới NC, Mỹ quốc chứ không phải là Buôn mê thuột của Việt Nam như đã định. Ở NC, thành phố Charlotte, vợ chồng đứa em vợ tôi có cái tiệm tóc nail khá lớn và rất đông khách. Nó thường nói “ Cám ơn chuá ban cho em may mắn thôi, chứ mấy tiệm ở gần đây cũng ế kềnh ế càng ra anh ạ”. Vợ chồng nó đã nhiều lần đề nghị tôi mu qua đó làm phụ với nó, nhưng tôi ngại lắm, vì làm công cho người ngoài thì dễ, còn làm công cho em mình, mà lại em vợ nữa, ôi coi bộ nhiêu khê dữ lắm, nên tôi vẫn cứ chần chừ dù rất cần một công việc để làm.
Tôi và Xuân đã tìm đến cái tiệm tóc của Hồng, cô em vợ tôi. Ngày đầu tiên tôi dũa nail cho ba bà Mỹ đen. Ôm cái chân to như chân bò, nặng như chân tượng đồng đen của mấy bà ta gác lên đùi mình. Nước mắt tôi chảy ra vì cái đùi tôi đau quá. Cô em vợ tôi cười“ phải ráng anh ạ.”. Tôi gật đầu cầm đếm tới đếm lui vài chục đồng tiền tip, bước khập khiễng ra cửa. Tôi gọi” Xuân “ơi mà sao không thấy cô ta đâu cả. Xuân đã bỏ đi đâu rồi. Xuân xuất hiện trong giấc mơ tôi như một bóng ma trơi của dĩ vãng, như một chiếc cầu kiều đưa tôi thoát ra ngõ bí. Như bóng ngày xưa làm râm mát con đường tới trường…Thế rồi …Cũng chỉ là trong mơ, Xuân lại đi rồi . Còn tôi ở lại. Hồng , em vợ tôi vừa cắt tóc cho khách vừa hát khẽ:”Em chở mừa hè của tôi đi đâu…”. Hồng hát hay nhất trong số các chị em cuả vợ tôi. Hồng cũng đang là ca viên của nhà thờ trong cộng đoàn người Việt tại thành phố. Tôi đứng thững thờ nhìn qua cửa, tưởng tới những đoá phượng hồng, tưởng nhớ những mùa hè của thời áo trắng vô tư, chưa từng đánh vật với võ sĩ “áo cơm”, mà tiếc mà nuối. Đang mỉm cười với đoá hoa học trò thì từ đâu hai ba xe police hụ còi inh ỏi, làm ồn ào cả khu phố…Những tiếng hụ ấy đánh thức tôi dậy. Tôi đưa tay rờ lên ngực trái của mình. Hình như tim tôi đập mạnh và đập nhanh hơn. Tôi cảm thấy một chuỗi ê ẩm kéo dài toàn thân. Tôi uể oải đứng lên tiến về bên khung cửa. Tôi vén màn, nhìn ra bên ngoài, nơi xa xa bên kia đồi thông mù mịt những hạt mưa vẫn hoài giăng giăng. Những hạt mưa đã rơi mãi cả tuần nay mà chưa dứt. Tôi tiếc ngẩn ngơ cho một giấc mơ chưa hoàn thiện . Đã tới đươc Charlotte rồi mà giấc mơ sao không đưa tôi tới thăm một cô bạn. Cô bạn thật dễ thương, dễ mến mà tôi đã muốn gặp bao năm. Cái duyên không có. Cái duyên thật khó phải không người, như ngọn đồi thông trước mặt, cũng đã nhiều lần tôi thầm bảo với mình là sẽ có một ngày dù mưa hay nắng, tôi sẽ leo lên đó, kiếm một chỗ thật vắng vẻ, có gío mát, nằm xuống để nghe thông hát vi vu, để quên đời mình lận đận , nhưng nào đã có. Thứ hai này tôi có cái hẹn với bác sĩ chuyên khoa gan. Rất hồi hộp, vì nghe nói chưã gan phải mất một thời gian dài, phản ứng phụ của thuốc và nhất là rất tốn kém …mà tôi thì đâu có bảo hiểm. Chắc chờ chết thôi.
Tôi buông màn cửa về lại vị trí cũ của nó. Chiếc màn đã che khuất đồi thông và những màn mưa bao phủ nó. Nhưng chiếc màn trong bộ não tôi đã không thể che khuất đi được những dải mây đen mãi còn vương mắc trên những ngọn cây sầu đông mọc rễ trong tâm hồn. Tôi khoác chiếc áo mưa, tôi đội cái mũ lên đầu. Tôi muốn ra đi. Tôi muốn đi sang phía bên kia đồi thông, vì sợ rằng sẽ không còn có dịp nữa.
Lê Du Miên
Đêm vừa rồi tôi nằm mơ tôi đi xin việc làm, chả là tôi bị thất nghiệp cả năm nay, ngày nào cũng đi xin việc , ngày nào cũng ngóng cổ hướng về Washington coi thử xem ông Ô Bá mà có hoá phép ra cái job nào không để chộp nhưng chờ hoài chờ huỷ mà vẫn “bỏng không”. Tôi vào xin việc ở cái Shop xửa xe. Ông chủ Shop nhận ngay và đưa cho tôi hai cái “gun” bắn ốc bù loong, rồi bảo tôi ra vặn ốc thử, chắc là để xem tay nghề của tôi cỡ nào. Tôi cầm hai cái “súng “ lững thững đi về phía chiếc xe đã được nâng lên cao khỏi đầu, tính đưa súng vào để bóp cò, thì ông chủ lại bảo” không phải cái xe đó, cái xe phế thải bỏ ngoài kia kià”. Tôi trả lời “dạ” rồi thủng thẳng đi lại hướng ông ta nói. Tới bên cạnh chiếc xe, đúng ra không phải là chiếc xe mà chỉ là một đống sắt, vì mọi bộ phận rời trong ngoài người ta đã tháo đi hết. Tôi cầm cây súng lăm le để tìm con ốc nào đó để đút nó vào , nhưng thật là bất hạnh, tìm hoài mà chả thấy . Tôi đút cây súng vào cái lỗ hổng, khua khua vài cái. Tiếng cọ sát của súng vào thành lỗ hổng nghe xồn xột. Bây giờ tôi mới nhìn kỹ lại thì ra tôi đang cầm trên tay hai trái chuối. Tôi đang ngẩn tò te không hiểu tại sao lại thế này. Từ sáng tới giờ đói meo, cái bụng cồn cào, đang tính bóc chuối ăn thì tôi thấy trên con đường người ta kéo nhau đi đâu mà đông lắm, mỗi lúc một đông thêm, trên khuôn mặt mọi người đều hiện rõ vẻ đăm chiêu, lo lắng. Tôi bất ngờ nối đuôi theo họ, đi qua những ngã tư đường. Ngã tư nào cũng có người cầm bảng viết nguệch ngoạc trên miếng giấy thùng. Chẳng cần đọc cũng biết họ viết cái gì. Họ đứng bất động như những pho tượng nghệ thuật của những nghệ sĩ tạc hình. Đoàn người vẫn đi dường như không ai để ý tới những pho tượng đó dù có vài pho tượng là phụ nữ khá đẹp và duyên dáng. Tôi bất mãn với thái độ dửng dưng của họ. Tôi hét to:” Các người có còn là con người không? Sao không gíup đỡ một chút gì đó cho những người bất hạnh này? Tại sao?”. Họ vẫn cứ đi như là chả nghe thấy tôi nói gì. Tôi đứng nhìn theo họ thở dài. Họ đang rẽ vào sở thất nghiệp. Tôi tần ngần bước đi. Con đường tôi đi mỗi lúc một xa thành phố. Hai bên đường là những thửa ruộng với những mảng lúa cằn cỗi, lép xẹp. Phía chân trời trước mắt mây đen vần vũ. Trời như sắp nổi cơn giông. Tôi đâm hoảng vì nếu cứ đi như thế này giữa đồng không mông quạnh mà gặp mưa gió thì không biết trú ẩn nơi đâu. Tôi đứng ngó chung quanh, trên miếng ruộng trước mặt, nước lấp xắp, thấy có mấy con cá rô hay cá diếc gì đó đang mắc cạn. Tôi mừng quá xăn tay áo, kéo ống quần lên, lội xuống. Tôi bắt từng con dễ dàng và ném chúng lên bờ, mừng thầm trong bụng, cũng không bõ công một ngày đi lang thang tìm việc. Tôi vừa bắt xẩy một con, chắc là con cá trê, to lắm, cá bắt xẩy mà, con nào cũng to. Đã không bắt được mà còn bị nó đâm cái ngạnh vào tay đau nhức nhối. Tôi đang nắm cái tay đau nhăn nhó thì bỗng nghe có tiếng cười dòn tan. Tôi giật mình ngó lên bờ thì thấy Xuân, cô bạn học rất than ngày xưa. Có điều lạ là Xuân hiện đang ở mãi bên Úc mà sao lại xuất hiện ở chỗ này. Xuân đang nhặt dùm tôi mấy con cá gói vào một cái lá chuối, cười duyên bảo tôi:” Thôi lên bờ đi, chúng mình về Buôn mê thuột nha”. Cái tên “Buôn mê” làm tôi hãi hung, vì 35 năm trước tôi đã từng xất bất xang bang nơi rừng núi trùng điệp này. Tôi đã từng sống như một tarzan thời đại, đêm chui ngày ngủ trên những ngọn cây, để mò đường về dưới biển. Xuân rủ tôi về Buôn mê thuột để làm gì nhỉ. Tôi chẳng biết nhưng tôi cũng gật đầu. Xuân đưa tay phủi một cục bùn nhỏ dính trên mặt tôi. Cục bùn kéo ra thành một vệt dài trên má. Xuân chỉ về phía sau xa tít rồi hối thúc tôi:” Mau lên, Hạ Trắng đang lái xe tới chở chúng mình đi kìa.”. Hạ Trắng là đứa con gái tôi. Cháu còn nhỏ làm gì đã lái được xe chứ. Nhưng tôi cũng lại một lần nữa gật đầu. Thế là chả hiểu giữa cánh đồng mất mùa lúa lép đó, chúng tôi đã đi bằng phương tiện nào mà lai tới NC, Mỹ quốc chứ không phải là Buôn mê thuột của Việt Nam như đã định. Ở NC, thành phố Charlotte, vợ chồng đứa em vợ tôi có cái tiệm tóc nail khá lớn và rất đông khách. Nó thường nói “ Cám ơn chuá ban cho em may mắn thôi, chứ mấy tiệm ở gần đây cũng ế kềnh ế càng ra anh ạ”. Vợ chồng nó đã nhiều lần đề nghị tôi mu qua đó làm phụ với nó, nhưng tôi ngại lắm, vì làm công cho người ngoài thì dễ, còn làm công cho em mình, mà lại em vợ nữa, ôi coi bộ nhiêu khê dữ lắm, nên tôi vẫn cứ chần chừ dù rất cần một công việc để làm.
Tôi và Xuân đã tìm đến cái tiệm tóc của Hồng, cô em vợ tôi. Ngày đầu tiên tôi dũa nail cho ba bà Mỹ đen. Ôm cái chân to như chân bò, nặng như chân tượng đồng đen của mấy bà ta gác lên đùi mình. Nước mắt tôi chảy ra vì cái đùi tôi đau quá. Cô em vợ tôi cười“ phải ráng anh ạ.”. Tôi gật đầu cầm đếm tới đếm lui vài chục đồng tiền tip, bước khập khiễng ra cửa. Tôi gọi” Xuân “ơi mà sao không thấy cô ta đâu cả. Xuân đã bỏ đi đâu rồi. Xuân xuất hiện trong giấc mơ tôi như một bóng ma trơi của dĩ vãng, như một chiếc cầu kiều đưa tôi thoát ra ngõ bí. Như bóng ngày xưa làm râm mát con đường tới trường…Thế rồi …Cũng chỉ là trong mơ, Xuân lại đi rồi . Còn tôi ở lại. Hồng , em vợ tôi vừa cắt tóc cho khách vừa hát khẽ:”Em chở mừa hè của tôi đi đâu…”. Hồng hát hay nhất trong số các chị em cuả vợ tôi. Hồng cũng đang là ca viên của nhà thờ trong cộng đoàn người Việt tại thành phố. Tôi đứng thững thờ nhìn qua cửa, tưởng tới những đoá phượng hồng, tưởng nhớ những mùa hè của thời áo trắng vô tư, chưa từng đánh vật với võ sĩ “áo cơm”, mà tiếc mà nuối. Đang mỉm cười với đoá hoa học trò thì từ đâu hai ba xe police hụ còi inh ỏi, làm ồn ào cả khu phố…Những tiếng hụ ấy đánh thức tôi dậy. Tôi đưa tay rờ lên ngực trái của mình. Hình như tim tôi đập mạnh và đập nhanh hơn. Tôi cảm thấy một chuỗi ê ẩm kéo dài toàn thân. Tôi uể oải đứng lên tiến về bên khung cửa. Tôi vén màn, nhìn ra bên ngoài, nơi xa xa bên kia đồi thông mù mịt những hạt mưa vẫn hoài giăng giăng. Những hạt mưa đã rơi mãi cả tuần nay mà chưa dứt. Tôi tiếc ngẩn ngơ cho một giấc mơ chưa hoàn thiện . Đã tới đươc Charlotte rồi mà giấc mơ sao không đưa tôi tới thăm một cô bạn. Cô bạn thật dễ thương, dễ mến mà tôi đã muốn gặp bao năm. Cái duyên không có. Cái duyên thật khó phải không người, như ngọn đồi thông trước mặt, cũng đã nhiều lần tôi thầm bảo với mình là sẽ có một ngày dù mưa hay nắng, tôi sẽ leo lên đó, kiếm một chỗ thật vắng vẻ, có gío mát, nằm xuống để nghe thông hát vi vu, để quên đời mình lận đận , nhưng nào đã có. Thứ hai này tôi có cái hẹn với bác sĩ chuyên khoa gan. Rất hồi hộp, vì nghe nói chưã gan phải mất một thời gian dài, phản ứng phụ của thuốc và nhất là rất tốn kém …mà tôi thì đâu có bảo hiểm. Chắc chờ chết thôi.
Tôi buông màn cửa về lại vị trí cũ của nó. Chiếc màn đã che khuất đồi thông và những màn mưa bao phủ nó. Nhưng chiếc màn trong bộ não tôi đã không thể che khuất đi được những dải mây đen mãi còn vương mắc trên những ngọn cây sầu đông mọc rễ trong tâm hồn. Tôi khoác chiếc áo mưa, tôi đội cái mũ lên đầu. Tôi muốn ra đi. Tôi muốn đi sang phía bên kia đồi thông, vì sợ rằng sẽ không còn có dịp nữa.
Lê Du Miên
duyên
ta trên con dốc thở dồn
em dưới khe suối bồn chồn ngóng lên
một mâm hoa quả nhang đèn
ta cúng ta vái cho duyên quyện vào
duyên nhìn nghiêng thấy xanh xao
thấy hai dải yếm khoe đào tròn căng
ta nhìn lấp lánh bóng trăng
trốn trong váy ống phòng không gío lùa
duyên thầm giống ánh sao tua
đôi chân dài đủ chết vua khuynh thành
ta nằm háo hức năm canh
chờ duyên chín rụng đêm tàn bóng khuya
Lê Du Miên
em dưới khe suối bồn chồn ngóng lên
một mâm hoa quả nhang đèn
ta cúng ta vái cho duyên quyện vào
duyên nhìn nghiêng thấy xanh xao
thấy hai dải yếm khoe đào tròn căng
ta nhìn lấp lánh bóng trăng
trốn trong váy ống phòng không gío lùa
duyên thầm giống ánh sao tua
đôi chân dài đủ chết vua khuynh thành
ta nằm háo hức năm canh
chờ duyên chín rụng đêm tàn bóng khuya
Lê Du Miên
Thứ Ba, 16 tháng 2, 2010
nhập - thoát
nhập-thoát
Phôi Pha
đêm nay sao khó ngủ
trở mình ngồi ngắm trăng
trăng rầy sao trông lạ
trông chẳng giống chị hằng
chị hằng rầy tóc ngắn
chải tém như con trai
nên gió buồn xa vắng
chẳng còn lùa tóc ai...
tóc ai xưa mượt óng
níu tuổi đời ta lui...
tóc ai xưa giòng suối
chảy qua đời ta vui
mở cửa phòng kỷ niệm
ta lầm lũi bứơc vào
trăng cũng vừa dấu mặt
mây xám buồn xôn xao
ngụp lặn câu chuyện cổ
chẳng còn biết đường ra
"nhập" thì như thật dễ
mà "thoát" khó vô cùng
đêm nay sao mất ngủ
ngồi ngơ ngẩn mần thơ
thơ ngoằn ngoèo như rắn
hồn bất động im rơ
Phôi Pha
đêm nay sao khó ngủ
trở mình ngồi ngắm trăng
trăng rầy sao trông lạ
trông chẳng giống chị hằng
chị hằng rầy tóc ngắn
chải tém như con trai
nên gió buồn xa vắng
chẳng còn lùa tóc ai...
tóc ai xưa mượt óng
níu tuổi đời ta lui...
tóc ai xưa giòng suối
chảy qua đời ta vui
mở cửa phòng kỷ niệm
ta lầm lũi bứơc vào
trăng cũng vừa dấu mặt
mây xám buồn xôn xao
ngụp lặn câu chuyện cổ
chẳng còn biết đường ra
"nhập" thì như thật dễ
mà "thoát" khó vô cùng
đêm nay sao mất ngủ
ngồi ngơ ngẩn mần thơ
thơ ngoằn ngoèo như rắn
hồn bất động im rơ
sông
sông
Phôi Pha
lạc ở giữa giòng sông
trơ thân cùng cồn cát
cháy lòng ta bởi nắng
vàng lá trúc quanh năm
không ngờ em là lúa
chín hường giải bình nguyên
ta yêu đời một thuở
khi mạ còn trinh nguyên
giòng sông xưa giờ đã
vướng bận đời vòng quay
đời đá ta tá lả
mắt mờ, mộng trắng tay
mưa trên hàng trúc biếc
ngày xưa qua thật nhanh
buồn lòng em câm điếc
chẳng nghe hiểu tình anh
ldm
Phôi Pha
lạc ở giữa giòng sông
trơ thân cùng cồn cát
cháy lòng ta bởi nắng
vàng lá trúc quanh năm
không ngờ em là lúa
chín hường giải bình nguyên
ta yêu đời một thuở
khi mạ còn trinh nguyên
giòng sông xưa giờ đã
vướng bận đời vòng quay
đời đá ta tá lả
mắt mờ, mộng trắng tay
mưa trên hàng trúc biếc
ngày xưa qua thật nhanh
buồn lòng em câm điếc
chẳng nghe hiểu tình anh
ldm
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)