Cát khập
khiễng chạy ùa vào nhà như cơn bão giữa cái nắng nhiệt đới gay gắt. Trán vã mồ
hôi, hắn ngồi bệt trên nền nhà tay ôm cái chân…bị thương máu còn đang chảy, rỉ
như giọt cà phê phin, vừa xít xoa vừa lấm lét nhìn ra ngoài cửa sợ hãi. Một hồi
sau hắn mới hoàn hồn thì cũng vừa lúc cô em gái hắn từ nhà sau bước ra, thấy chân
hắn một ống quần bị rách có máu, cô hoảng hốt mặt tái mét hỏi dồn dập :” Anh làm
sao vậy? Bị té? Bị xe…
Hắn chẳng
còn hồn vía đâu trả lời những câu hỏi phát ra như súng liên thanh nhả đạn ngày
xưa khi hắn còn trong quân đội. Cô bước vội lại cái tủ thuốc lấy bông băng và
thuốc sát trùng rồi xà xuống bên hắn “để em lau chùi vết thương cho, coi chừng
bị nhiễm trùng thì khổ …Có người chỉ xây xát chút đỉnh bị nhiễm trùng phải cưa
cả cái ông chân đấy”.
-
Cô
doạ tui chắc…làm gì mà đến nỗi vậy ?”
-
Thật
đấy ông anh yêu quí, không đùa đâu. Anh nhớ cái thằng Phiên ở xóm dưới không ?
Con ông trùm họ đạo đấy …chỉ bị chó cắn có tí xíu ở cổ chân thôi…coi thường ỉ y
chẳng thèm chăm sóc vết thương …mấy ngày sau cái chân nhiễm trùng sưng to như
chân con bò, hành sốt mê man , đưa vào nhà thương …Bác sĩ cưa chân luôn …
Hắn mặt tái
mét, kéo chân lại như muốn dấu cái chân đi “ Bác sĩ gì mà kỳ lạ rứa?”. Vết thương
sưng tấy thì cho uống trụ sinh…sốt cao thì cho thuốc hạ sốt … Thiếu gì thuốc tốt
mà phải cưa chân người ta. Cô em thở dài “ nào ai biết đâu “. Băng bó vết thương
xong, cô gọi điện cho thằng con:
-
Này
về gấp đưa cậu sáu con vô bịnh viện…
-
Cậu
sáu sao … mà phải vô bịnh viện?
-
Đụng
xe …
-
Đụng
xe ? Có nặng không ?
-
Nặng
nhẹ gì cũng phải đi bệnh viện …Cần chích ngừa phong đòn gánh nữa…
Cát bị ám ảnh
bởi những lời cô em phán ra. Hắn sợ thật vì hắn có bị đụng xe đâu mà hắn bị …chó
cắn. Chẳng lẽ cái chân này rồi cũng bị cưa? Hồi nào tới giờ hắn biết khi bị chó
cắn nếu là chó dại thì …bị làm sốt rống lên như điên sủa “gâu gâu” như chó và
cuối cùng…toi mạng thế thôi làm gì có chuyện cưa chân …Ấy thế mà hắn vẫn sợ…Lỡ
mà mình về lại Mỹ với một chân thì không biết ăn nói làm sao với bà con lối xóm.
Ngày xửa ngày xưa trận mạc, xông pha lửa đạn, hoả tiễn 122 ly, pháo 130 ly…B40
…AK 47 còn chưa lấy được cái ống chân của hắn …Chả lẽ nào bây giờ hoà bình rồi
mà con chó xoàng xĩnh kia lại ngoạm mất của mình cái chân sao.
Đang nghĩ miên man thì thằng
cháu về. Nó xem vết thương rồi cười:
-
Ôi
…Trầy da chút xíu …Mẹ cháu hơi tí thì …Mà xe nó đụng cậu ở đâu. Thằng tài xế có
dừng lại nói chuyện phải trái gì không hay bỏ chạy luôn …?
Hắn nhìn
xuống nhà sau thấy cô em đang lúi húi lau chùi bàn ghế, nói nhỏ với thằng cháu
;
-
Nó
bỏ chạy luôn còn quay lại chửi cậu “ông già khùng”
-
Ở
đây bây giờ là vậy đấy …Nó đụng mình rồi có khi nó còn bắt mình đền xe cho nó nữa.
Hai cậu cháu
ra xe. Thằng cháu mở cửa xe dìu cậu vào rồi nhẹ nhàng đóng cửa. Chiếc xe chạy
chậm rãi ra đường như lạc vào mê hồn trận. Đủ mọi loại xe chạy ngang dọc như mắc
cửi. Chiếc xe của hai cậu cháu như bị bao vây không có lối thoát, chiếc xe tải
chặn đầu chiếc xe taxi khoá đít, hai bên là hàng hàng lớp lớp xe gắn máy kè xát
. Cát tối tăm mặt mũi, thầm khen những ông tài xế Việt Nam ta giỏi nhất thế giới.
Mấy cô cậu và có cả ông già bà cả cũng chạy xe tay “ga” lạng lách như chuồn chuồn
như bươm bướm …Cừ thiệt. Cát chắp tay vái phục. Bất chợt nghe tiếng thằng cháu:
-
Cậu
làm gì thế?
-
Chắp
tay lậy mấy người lái xe giống như làm xiếc. Phi Yến mô tô bay ngày xưa chắc cũng
phải chào thua …
-
Tài
giỏi gì đâu cậu …Bằng chứng là nó mới đụng cậu đó …
Cát thở ra
một hơi thật mạnh, nhìn ngang thấy một cô bé xinh quá cỡi con vespa Italy nhẹ
nhàng uốn éo “dzọt” qua một chàng rồi quay lại mỉm cười trong khi chiếc váy cuốn
theo chiều gió tung lên trong nắng làm nổ đom đóm bao con mắt chung quanh. Cát
không quay lại :
-
Xe
nào đụng cậu đâu …Con chó nó ngoạm cậu đấy…nhớ đừng nói cho mẹ cháu biết nhé.
-
Chó
cắn à …?
Thằng cháu
chậc lưỡi :” Chó cắn thì cam go đấy”.
Hắn nghĩ
…Hết mẹ rồi đến con vô tình hay cố ý cứ thổi những luồng gió chướng vào nỗi sợ
hãi của hắn
-
Chó
nào cắn cậu vậy ? Chó nhà hay chó chạy rông ngoài đường ? Chắc nó hám mùi da thịt
Việt kiều.
-
Chó
nhà …
-
Chó
nhà nào ?
-
Chó
nhà …gần quán hủ tíu Hoa Cà …cũng gần nhà mình đấy …
Không đợi
thằng cháu hỏi nữa Cát thấp giọng như kể cho chính mình nghe thôi :” Sáng nay cậu
thức dậy ra công viên chạy vài vòng như thường lệ . Cùng chạy với cậu có một bà,
mới trông thấy, cậu giật mình …Hương, phải Hương không ta ?
Thằng cháu
ngắt lời hắn “ Hương nào vậy cậu?”. “Hương
ngoài Qui Nhơn …cậu quen trước năm 75, lúc đó cô ta đang học Sư Phạm Qui
Nhơn …Hơn bốn chục năm rồi”. Quen thân không? Sao không hỏi thử? Mà cô ấy ở Qui
Nhơn chứ ở đâu đây mà …Người giống người là chuyện thường …Ở ngoài đó sau năm
75 người ta vô đây lập nghiệp đông lắm” …Ừ, Cậu cũng nghĩ như cháu người giống
người nên không dám hỏi …Cậu âm thầm theo bà ta về. Ngạc nhiên khi bà ta về cùng
đường nhà mình và nhà bà ấy xát cạnh quán hủ tíu. Bà ta vào nhà khoá cổng. Cậu
tần ngần đứng ngó theo một lúc. Thằng cháu phá lên cười “ giống như cậu còn là
…học sinh năm xưa…”loãng mạn “ quá đi .
Hắn hơi ngượng
khi chợt nhận ra những hành động ấm ớ ngớ ngẩn ấy của mình, lỡ có ai để ý thấy
…hoặc chồng bà ấy thấy sinh nghi thì đúng
là “bỏ bu” luôn. “ Rồi sao nữa cậu ?”. Cậu đứng nhìn theo tới khi bóng hồng khuất
sau cánh cửa, cậu thẫn thờ bước thấp bước cao như người say, ghé vào quán hủ tíu
ăn sáng. Cô chủ quán tươi cười:
-
Ông
anh đi “ếch xơ xai” về hả ? Hôm nay ăn gì nào? Hủ tíu hoành thánh nhé có mì không
nhỉ ?
-
Gì
cũng được mà …Cốt ăn cho no cái bụng …
Cô chủ
nhanh nhen hai tay cắt thịt “xá xíu”, rồi với cái khăn …à không cái giẻ thì đúng
hơn. Cái giẻ đen ngòm lau con dao láng bóng như cố ý cho cậu biết là hủ tíu của
cô rất vệ sinh. Lần đầu cậu sợ lắm nhưng ăn vài lần…quen, thấy cũng …ngon nên chuyện
giẻ lau cũng bình thường.
-
Sao
thế nào rồi ông anh …về đây thấy vui không? Đi chơi đâu chưa ? Nha Trang, Đà Nẵng, Hà nội …Thăm vịnh Hạ Long
…trèo nuí Sapa …?
Cậu cười nhẹ như gió thoảng: “Đi làm gì …Ở những
nơi đó làm gì có hủ tíu ngon hợp vệ sinh mà ăn …
Cô chủ cười
tít mắt tự tin “ chắc chắn vậy rồi. Ít nữa ông anh về bên đấy thế nào cũng nhớ
mãi mùi thơm ngây ngấy của hủ tíu Hoa Cà …Đã nhiều người như thế rồi đấy.”
Nghe cô chủ
quán nói vậy Cát chợt nhớ dàn Dạ lý hương ở cổng nhà Hương. Những tối hai đứa
ngồi ngắm trăng mùi hoa phảng phất thơm. Hồn nhẹ tênh lâng lâng và dường như cuộc
đời đẹp thêm biết bao. Niềm vui luôn xôn xao như bông nắng. Nỗi nhớ luôn đầy ắp
dù tháng năm vẫn ơ hờ trôi. Hương của hoa hay Hương người vẫn ngọt lịm để nhớ về.
Cát cầm
toa thuốc đưa cho cô y tá phòng bên. Cô y tá có bầu cái bụng to như cái thúng,
ngồi ngả người trên ghế đang “chat” trên di động, không thèm ngó hắn, nói rằng đưa
qua phòng bên cạnh. Cô nói nhỏ như tiếng muỗi vo ve nên Cát nghe không rõ, Cát
cứ dí cái toa thuốc vào tay cô. Cô y tá …hét lên như tiếng gà mái cục tác sau
khi đẻ trứng: “Đã bảo mang qua phòng khác sao không nghe”. Cát giật mình khúm núm
rút toa thuốc lại xớ rớ đi qua phòng bên, sợ, không dám đưa ngay. Cô y tá xinh đẹp
bên này nhỏ nhẹ “ bác đưa đây, phải trả tiền trước rồi mới chích”. À thì ra là
như thế. “Bố khỉ” bị mắng cũng phải, nào ai có ngờ.
Quái mình
làm gì có khách nhỉ. Nghĩ thế nhưng Cát cũng đủng đỉnh cà thọt bước ra. Cát chợt
bủn rủn chân tay, khựng lại khi chợt nhận ra người đàn bà. Bà ta là chủ của con
chó berger cắn Cát hồi sáng. Bà đứng dậy chào Cát với vẻ mặt ái ngại :
-
Thật
là …Không biết nói với anh thế nào. Muôn vàn xin lỗi anh. Con chó nhà em thường
nó ngoan lắm. Nó chả cắn ai bao giờ. Không hiểu sáng nay nó nổi điên thế nào mà
nó lại …đớp anh …Chó của em đã được chích ngừa đủ cả rồi anh ạ. À mà …Sáng nay
dường như anh muốn hỏi thăm em một chuyện gì, mà rõ khỉ cái con chó …nó làm hỏng
cả dự tính của anh …
Cát hồi hộp
tim đập phình phịch. Đôi mắt đó, cái miệng đó, giọng nói đó nghe quen thân quá
…Đúng là Hương Sư Phạm dạo nào. Đúng là em rồi Hương ơi. Nhưng bây giờ thì Cát
không dám điều tra xác minh tông tích của người đang ngồi đối diện nữa. Cát đưa
đôi mắt thật vui nhìn bà :” Không sao đâu …Chỉ trầy xước chút đình thôi mà …Sáng nay cháu nó
cũng đưa đi tiêm ngừa rồi. Đừng nghĩ ngợi gì nhá …” .Cát muốn xưng hô anh em nhưng
rồi lại thôi. Nhận ra em trong trái tim mình là đủ. Hãy để em với những bình yên
thường ngày. Ngoài kia bóng đèn vàng võ như chiếc lá mùa thu. Con đường ngòng
nghoèo như đường Hàn Thuyên. Tiếng xe ì xèo nghe như tiếng vỗ mơ hồ của sóng biển.
Hàng cau kiểng thấp thoáng như rặng dương trước cổng trường Sư Phạm. Thành phố
biển trôi bồng bềnh trong ký ức. Mùi dạ lý hương như thoang thoảng ngoài sân. Tà
áo trắng bay bay thấp thoáng dáng ai …Cát thầm hỏi trong đầu : Thế mà em không
nhận ra anh sao? Anh đang ngồi trước mặt em đây. Anh không còn một chút gì dáng
dấp ngày xưa sao ?
Cô em của
Cát nẫy giờ bận pha trà. Chậm rãi rót trà ra tách “ uống trà đi chị Hoa “ . Rồi
quay qua Cát :” đây là chị Hoa hàng xóm. Chị cũng là giáo viên như em. Chị quê
ngoài Qui Nhơn …cũng mới dọn vào đây sau khi nghỉ hưu. Hàng xóm vui tánh, hiền
hậu dễ thương…”.
Chị Hoa?
…Tên là Hoa ư?
Cát nghe một
nỗi thất vọng chạy dài trong cột sống. Thế nghĩa là không phải Hương rồi. Chỉ là
người đồng hương với Hương xưa. Bao nhiêu rạo rực của niềm vui bỗng dưng xẹp xuống
như lốp xe ga bị xì vì gặp phải đinh tặc. Cát ngồi im, ỉu xìu mặc cho Hoa và cô
em nói chuyện rôm rả. Họ kể cho nhau nghe những vui buồn của nghề gõ đầu trẻ.
Người ở trong Nam, kẻ ở ngoài Trung nhưng những kỷ niệm trong nghề thì cũng na
ná giống nhau. Hai người say sưa chuyện vãn như quên mất sự hiện diện của Cát.
-
Thế
mà anh Cát nói dối em là bị xe đụng …
Bà Hoa ngạc
nhiên ngó Cát “ Sao phải nói dối vậy anh?”
Câu hỏi này
năm xưa có lần Hương cũng đã hỏi Cát khi Cát …”dối” Hương. Câu hỏi của Hoa làm
tím đẫm lòng Cát. Biết trả lời với Hoa như thế nào cũng như ngày xưa Cát không
biết phải nói gì với Hương. Cát ngồi lặng thinh.
Một lúc
sau hình như hết chuyện để nói, bà Hoa xin phép ra về. Cô em Cát tiễn Hoa ra cổng.
Cát đứng như cây gỗ mục nhìn theo. Cô em bước vào nhà, vừa dọn dẹp ly tách vừa
nói “Vợ chồng chị Hoa giỏi lắm, làm ăn khấm khá lắm. Nói chung mấy người miền
ngoài họ có tài kinh doanh. Ai vào đây cũng giàu lên rất nhanh. Họ xây nhà to
mua xe xịn. Con cái ăn học tới nơi tới chốn …Anh Hoa có công ty gì làm ăn ở Bình
Dương cứ cuối tuần mới về …”.
Cát vội vã
ngắt lời :“ Anh Hoa? Tên chồng là Hoa …Thế còn tên bà ta là gì?”.
-
Em
cũng không hỏi …Đàn ông gì mà tên gọi như con gái. Cứ quen gọi tên chồng chị, nên
…tên chị bị cho vào quên lãng .
Cát lủi thủi
bước về phòng, khép cửa, tắt đèn. Căn phòng chìm trong bóng tối. Cát có thói
quen ngủ với bóng tối, không cần đèn ngủ. Bóng tối mang tới sự yên lặng của một
nấm mồ đưa con người dễ chìm vào một giấc ngủ sâu. Nhưng đêm nay bóng tối sẽ không
mang lại bình yên mà bóng tối sẽ khuấy động, sẽ nghiền nát Cát như máy xay nước
mía nghiền nát những khúc mía người ta bán ngoài đường. Vết thương chó cắn bắt
đầu cương lên làm chân Cát ê nhức.
Theo lời dặn
của Bác sĩ , mỗi ngày còn ở đây Cát luôn ít nhất phải một lần đi ngang nhà Hoa
để được nhìn thấy bóng dáng Hương xưa mờ mờ ảo ảo và nhìn thấy con chó …để biết
chắc là nó vẫn bình yên, còn sống nhăn, còn quấn quit bên chân bà chủ của nó. Sự
an nguy của con chó cũng chính là sự an nguy của Cát. Không ngờ sinh mạng của Từ
Hải bây giờ lại phụ thuộc vào một con vật tầm thường. Tủi thân. Cát thầm cầu trời
cho nó được khang an.
Xoa nhẹ trên
vết thương Cát mơ về những “ngày xưa thân ái” nơi phố biển hiền hòa.
Cát
(một lần về)